Hà Nội

Cảnh giác với chấn thương mắt

07-07-2022 10:05 | Y học 360
google news

Nhìn mờ, cứ nghĩ là do đục nhân mắt tuổi già, đi khám mới "tá hoả" được bác sỹ thông báo nhân mắt đã rơi vào buồng dịch kính!

Đó là câu chuyện của bà N. T. U  83 tuổi ở Quỳ Hợp, Nghệ An đến khám tại Bệnh viện Mắt Hitec 51-53-55 Trần Nhân Tông. Bà U. đến khám vì cả 2 mắt nhìn mờ đã 2 tháng nay nhưng đợt này dịch tạm ổn, con cái mới về đưa bà ra Hà Nội khám.

Cảnh giác với chấn thương mắt - Ảnh 1.

Ths.BS Nguyễn Văn Sanh - Giám đốc Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec khám mắt cho bệnh nhân

Chủ quan với chấn thương mắt, có thể mất đi cơ hội tốt nhất để tìm lại ánh sáng!

Vì nghĩ chắc bà chỉ bị đục nhân nên các con bà U. đã tìm hiểu và biết đến hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec nên cũng chuẩn bị tinh thần đưa bà đến đây để khám và thay nhân mắt như các cụ có tuổi khác. Nhưng cả nhà vô cùng bất ngờ khi được ThS.BS Nguyễn Văn Sanh - Giám đốc BV Mắt Hitec thông báo bà U. đã bị "sa nhân mắt vào buồng dịch kính"!. Kết quả đo khúc xạ tự động thấy mắt phải của bà bị viễn thị rất cao, tới +13,5 độ.

Bằng kinh nghiệm lâm sàng hơn 20 năm trong nghề, nghi ngờ bà U. có thể bị chấn thương mắt trước đó nên ThS.BS Nguyễn Văn Sanh đã hỏi và phát hiện ra: cách đây 2 tháng bà U. bị cháu chơi khăng, bật vào mắt phải, nhưng sau đó bà cũng không thấy gì đặc biệt, mắt bà trước đó cũng đã mờ, nay mờ thêm, ai cũng bảo do bà đục nhân tuổi già…

Khám mắt cho bà, BS Sanh đã phát hiện ra các dấu hiệu bất thường về vị trí của nhân mắt ở mắt phải. Kết quả siêu âm khẳng định: thuỷ tinh thể không ở vị trí giải phẫu bình thường mà rơi vào buồng dịch kính! Bà U. được chẩn đoán: sa thể thuỷ tinh vào buồng dịch kính do chấn thương.

"Đây là một tổn thương khá nặng nề của chấn thương mắt. Thường thì người bệnh sẽ đi khám và được phát hiện sớm, nhất là ở người trẻ có dấu hiệu thị lực giảm nhiều do viễn thị nặng vì nhân mắt không còn ở vị trí bình thường. Tuy vậy, một số trường hợp dễ bị bỏ qua khi bệnh nhân không có biểu hiện đau nhức, chói cộm và dấu hiệu nhìn mờ lại được "gán" cho một nguyên nhân khác có sẵn. Bà U. là trường hợp như vậy, vì ở tuổi 83 ai cũng bị đục nhân ở các mức độ khác nhau nên không quan tâm đến các nguyên nhân khác"- BS Sanh nói.

Phaco khúc xạ - tìm lại thị lực tuổi thanh xuân cho bệnh nhân đục nhân mắt

Cảnh giác với chấn thương mắt - Ảnh 2.

Ths.BS Nguyễn Văn Sanh cùng đồng nghiệp Bệnh viện Mắt Hitec hội chẩn cho bệnh nhân

Theo các chuyên gia nhãn khoa, đục nhân mắt (đục thủy tinh thể) là nguyên nhân gây mù hàng đầu trên thế giới. Ở Mỹ, gần 20% số người từ 65 đến 74 tuổi bị đục thủy tinh thể gây cản trở thị lực; Gần 50% số người trên 75 tuổi bị đục thủy tinh thể – những trường hợp đó gọi là đục nhân mắt tuổi già. Tuy nhiên, nhân mắt còn có thể đục do chấn thương hoặc các nguyên nhân bệnh lý khác. Nhưng dù là nguyên nhân nào thì đục nhân mắt cũng chỉ được giải quyết triệt để bằng phẫu thuật.

Cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật y học trong lĩnh vực nhãn khoa, phẫu thuật Phaco khúc xạ đã chuyển từ mục tiêu giải phóng mù loà sang mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh đục thể thủy tinh. Phaco khúc xạ là phẫu thuật lấy nhân mắt đục kết hợp khắc phục tình trạng tật khúc xạ kèm theo (cận, viễn, loạn thị) bằng một loại thủy tinh thể nhân tạo đa tiêu cự chỉ trong 1 lần phẫu thuật duy nhất để đem lại thị lực tuổi thanh xuân cho người bệnh. Phaco khúc xạ giúp người bệnh đục nhân mắt "trông xa, nhìn gần không cần đeo kính"! Sau mổ, bệnh nhân có thể đọc sách, lái xe, chơi thể thao, vào bếp … mà không cần hỗ trợ bởi bất kỳ một loại kính nào! Giây phút tháo băng mắt sau phẫu thuật, người bệnh ngỡ ngàng và gần như không thể tin nổi khi một thế giới sắc màu sống động đã tái hiện ra trước mắt – thực sự là hồi xuân!

Tuy nhiên, trên những mắt bị chấn thương nặng nề như bà U. thì chắc chắn cơ hội phẫu thuật để đạt thị lực tốt nhất sẽ không cao.

Chuyên gia Hitec nói về chấn thương mắt và khuyến cáo

Hãy cẩn trọng với những chấn thương mắt, dù chỉ là những va chạm nhỏ. Hãy đến khám chuyên khoa mắt để xác định mức độ và khắc phục kịp thời những tổn thương cấp cứu (nếu có).

Chấn thương mắt là một tai nạn thường gặp, là nguyên nhân thứ 3 gây mù loà sau đục thể thủy tinh và glôcôm. Tổn thương mắt do chấn thương thường phức tạp, đòi hỏi một thái độ xử trí đúng đắn và kịp thời. Chấn thương mắt có thể phát sinh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, thường là ở trẻ em và học sinh trong đó phổ biến nhất là tai nạn sinh hoạt (chiếm khoảng 70%). Tuy vậy, người lớn tuổi cũng có thể bị chấn thương do không may bị trẻ đá bóng, chơi khăng, chơi cầu đập vào mắt...

Hai bệnh cảnh lâm sàng trong chấn thương là: Chấn thương đụng dập mắt (không có rách, thủng nhãn cầu) và vết thương ở mắt (có vết thương rách, nứt, thủng nhãn cầu). Chấn thương đụng dập nhãn cầu, tuy không gây vết thương nhưng lực rung chuyển, lực đẩy, lực nén mạnh, sau đó là phản lực dội lại do va đập có nguy cơ làm tăng áp lực đột ngột gây sa, lệch thể thuỷ tinh.

Bệnh viện Mắt Hitec, địa chỉ 51-53 -55 Trần Nhân Tông, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với 3 cơ sở khám chữa bệnh đã hình thành nên hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec uy tín, chất lượng. Cùng với những trang thiết bị chuyên khoa mắt đồng bộ, hiện đại; sử dụng dòng vật tư tiêu hao cao cấp, đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu trong điều trị và đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao "tận tâm cho đôi mắt sáng", hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec luôn duy trì được chất lượng cao trong khám chữa bệnh suốt hơn 20 năm qua và luôn là địa chỉ tin cậy trong bảo vệ sức khỏe đôi mắt, mang lại thị lực tốt nhất cho bệnh nhân trên khắp mọi miền đất nước. Hiện nay, Hitec đang là một trong những bệnh viện mắt tiên phong trong cả nước về tư vấn và áp dụng công nghệ Phaco khúc xạ cho bệnh nhân đục thủy tinh thể.

Đến với Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC tại 3 cơ sở sau:

BV Mắt kỹ thuật cao Hà Nội: Số 51-53-55 Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT. 024 7778 6868, ấn phím 1.

BV chuyên khoa mắt HITEC: Số 55 Hàm Long, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT. 024 7778 6868, ấn phím 2.

Phòng khám mắt kỹ thuật cao: Số 480 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. ĐT. 024 7778 6868 ấn phím 3.



Nguyễn Phạm
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn