Cảnh giác nhiễm trùng COVID-19 “đột phát” ở bệnh nhân cấy ghép

21-06-2021 14:17 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, nhiều người đã trải qua cấy ghép nội tạng không nhận được phản ứng miễn dịch đủ mạnh từ vắc-xin COVID-19 để ngăn chặn nhiễm trùng "đột phát" COVID-19.

 

Các nhà nghiên cứu Đại học New York Langone (NYU Langone) cho biết, trong một đánh giá mới về 14 trường hợp này, những ca nhiễm COVID-19 đột phát xảy ra ở 10 người nhận thận mới, hai người nhận gan, một người nhận phổi và một người nhận tim. 8 người trong số họ đã hoàn thành hai liều vắc-xin Pfizer COVID-19, 5 người đã hoàn thành hai liều Moderna và một người đã sử dụng vắc-xin Johnson & Johnson một liều.

Bệnh nhân cấy ghép thường dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi nhận cơ quan hiến tặng, để giúp ngăn chặn sự đào thải nội tạng. Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu mới đều đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch khác nhau bao gồm: Prednisone, thuốc ức chế calcineurin (13), chất chống chuyển hóa  (13), belatacept (1) và chất ức chế mTOR (1). 7 bệnh nhân đã phải nhập viện sau khi bị nhiễm trùng đột phát, với 5 bệnh nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng.

Theo các nhà khoa học, việc sử dụng thuốc chống thải ghép có thể làm cho vắc xin kém hiệu quả hơn. Đây là phát hiện đáng lo ngại đối với những bệnh nhân cấy ghép, những người có thể nghĩ rằng họ được bảo vệ sau khi được tiêm chủng đầy đủ. Theo các nhà khoa học, cần các nghiên cứu bổ sung để xác định lý do tại sao những trường hợp nhiễm trùng đột phát này có thể xảy ra và cách ngăn chặn chúng, nhưng bệnh nhân cấy ghép tiếp tục phải thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa thích hợp đã bảo vệ họ qua đại dịch.


Dương Sơn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn