Hà Nội

Cần làm gì khi viêm amidan?

26-10-2017 14:27 | Y học 360
google news

Cháu chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học. Cách đây 3 tuần cháu bị viêm họng, sốt. Sau đó chuyển sang ù tai, đau đầu, đau tai trái. Cháu đã đi khám và uống kháng sinh nhưng vẫn ốm dai dẳng, rồi lại bị sổ mũi, dịch mũi màu vàng cộng thêm mỗi khi xì mũi là bị ù 1 bên tai trái. Cháu rất lo lắng và mong có lời khuyên của các bác sĩ!

Cháu chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học. Cách đây 3 tuần cháu bị viêm họng, sốt. Sau đó chuyển sang ù tai, đau đầu, đau tai trái. Cháu đã đi khám và uống kháng sinh nhưng vẫn ốm dai dẳng, rồi lại bị sổ mũi, dịch mũi màu vàng cộng thêm mỗi khi xì mũi là bị ù 1 bên tai trái. Cháu rất lo lắng và mong có lời khuyên của các bác sĩ!

Nguyễn Thu Thủy (Hà Nội)

Email: LinhNhi2810@gmail.com

Hiện tượng của cháu là từ viêm họng cấp tính chuyển thành viêm amidan. Đặc biệt amidan bị viêm là amidan khẩu cái nên gây ra hiện tượng ù tai.

Theo như cháu mô tả, thì ban đầu cháu chỉ viêm họng đơn thuần kèm theo sốt. Nếu cháu được khống chế tình hình này sớm thì viêm họng chỉ tồn tại ở họng mà không dính đến amidan vòi. Nhưng do không được khống chế, hiện tượng viêm chuyển sang thêm thành viêm amidan vòi. Tuyến amidan này nằm sâu trong họng và bị che lấp bởi hai bên thành của họng nên không thể tự nhìn thấy qua gương. Nhưng nó lại sưng to và đủ sức làm bít tắc vòi nhĩ thông giữa tai và họng. Tai giữa bị tắc và gây ra ù tai liên tục.

Cháu đã được bác sĩ khám và kê đơn, nhưng sau khi uống thuốc, lại thấy có thêm dịch mũi màu vàng. Điều này chứng tỏ ổ viêm ngày càng lan rộng và chuyển lên viêm mũi. Như vậy, có thể thấy tình trạng của cháu hiện tại là viêm toàn bộ niêm mạc mũi họng, viêm amidan vòi nhĩ. Có thể thuốc kháng sinh kê chưa đủ.

Cháu nên quay lại bác sĩ để khám lại và điều trị trực tiếp. Có thể phải đổi kháng sinh khác hoặc sử dụng theo đường tiêm. Cháu cũng cần dùng thêm một số loại thuốc khác như thuốc chống viêm, thuốc hạ sốt, kháng histamine, xông mũi họng...

Để việc điều trị hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho kỳ thi sắp tới, cháu nên dùng quạt để chế độ quạt gió nhẹ thổi từ sau lưng. Không được để gió quạt thổi thốc vào mặt, nhất là khi nằm ngủ. Nếu ngồi phòng có điều hòa, tuyệt đối không nằm ngược hướng với điều hòa thổi ra. Cháu cũng nhớ không nên tắm quá muộn và tắm nước lạnh.

BS. Chu Thúy Hà



Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn