Hà Nội

Cam thảo và đời sống tình dục quý ông

03-05-2018 19:48 | Sức khỏe sinh sản
google news

Cam thảo có tên khoa học là glycyrrhiza glabra, dùng làm thuốc dưới dạng rễ khô ngâm nước sôi, dạng trích tinh lỏng, trích tinh khô. Trong Đông y cam thảo khi được dùng phối hợp với các vị khác trong một bài thuốc, nó có tác dụng hỗ trợ, điều hòa, hợp lực, điều vị.

Cam thảo có tên khoa học là glycyrrhiza glabra, dùng làm thuốc dưới dạng rễ khô ngâm nước sôi, dạng trích tinh lỏng, trích tinh khô. Trong Đông y cam thảo khi được dùng phối hợp với các vị khác trong một bài thuốc, nó có tác dụng hỗ trợ, điều hòa, hợp lực, điều vị. Tuy nhiên, quý ông cần lưu ý khi sử dụng dài ngày cam thảo. Tại sao?

Tác dụng dược lý của cam thảo

Theo các nghiên cứu hiện đại cam thảo có các tác dụng sau:

Giải độc: glycyrrhizin và các muối (Ca, Na...) trong cam thảo có tác dụng khử độc của thuốc, kim loại, giúp bảo vệ gan trong viêm gan mạn tính, ngăn độc tố tác dụng lên tim, chữa ngộ độc strychnin, cocain chlohydrat, chloralhydrat. Cam thảo có khả năng chống lại chất độc của cá, thịt lợn, nọc rắn, độc tố uốn ván và bạch hầu.

Cam thảo và đời sống tình dục quý ông 1

 

 

Chống co thắt cơ trơn: do tác dụng của các flavonoid.

Điều trị loét dạ dày: cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Theo các nghiên cứu thì có 91% các bệnh nhân thành công trong điều trị viêm loét dạ dày bằng cách sử dụng cam thảo. Tuy nhiên, việc điều trị viêm loét dạ dày nên tiếp tục được điều trị thêm từ 8 - 16 tuần sau khi bệnh khỏi hẳn.

Trong Đông y, ngoài tác dụng ích khí, cam thảo thường dùng để giảm độc tính một số vị thuốc hoặc điều hòa quá trình hấp thu các vị thuốc, nhất là các vị thuốc có độc tính, lạnh quá hoặc nóng quá. Đối với viêm loét dạ dày, cam thảo có khả năng ức chế tiết acid dịch vị và histamin, giúp vết loét chóng lành. Cam thảo dùng cùng với thuốc ấm thì bớt nóng, dùng với thuốc mát sẽ bớt lạnh; “bổ” không đột ngột, “tả” không qúa mãnh liệt.

Tác dụng gây hại đời sống lứa đôi

Cam thảo có mặt trong phần lớn các thang thuốc Đông y nhờ tác dụng điều hòa vị thuốc, giải độc và trị bệnh. Tuy nhiên, nam giới nên hạn chế dùng nó vì vị thuốc này có thể làm suy giảm khả năng tình dục vì có chứa chất phytoestrogen, làm giảm lượng testosterone ở nam giới. Hoóc-môn sinh dục nam này được tìm thấy ở cả hai giới và là chất quan trọng tạo ra ham muốn tình dục nên cũng ảnh hưởng đến đời sống lứa đôi của cả hai phái.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Mahmoud Mosaddegh thuộc Đại học Y khoa Shaheed Beheshti (Iran), hoạt chất AG trong cam thảo làm giảm lượng nội tiết tố nam testosteron bằng cách ức chế loại enzyme giúp tổng hợp nội tiết tố này gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của nam giới. Một cuộc thử nghiệm độc lập do các nhà khoa học Iran tiến hành trên 20 đàn ông khoẻ mạnh.

Những người tham gia dùng mỗi ngày 1,3g chất chiết xuất từ cam thảo phơi khô (tương đương từ 400mg - 500mg glycyrrhizic acid hoặc khoảng 10g cam thảo) trong 10 ngày liên tiếp. Kết quả, mẫu máu lấy trước khi thử nghiệm và 20 ngày sau đó đã cho thấy dùng cam thảo làm giảm khoảng 35% lượng testosteron… Vì thế, Ủy ban châu Âu khuyến cáo nam giới không nên tiêu thụ quá 100mg AG mỗi ngày (tương đương 0,3g rễ cam thảo khô). Các nhà khoa học ghi nhận một nghiên cứu ở Ý cho biết liều dùng 500mg glycyrrhizic acid/ngày sẽ giảm đáng kể lượng testosteron ở nam giới khỏe mạnh.

Việc dùng cam thảo hằng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài sẽ làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày. Phụ nữ mang thai nếu dùng nhiều cam thảo sẽ dễ bị sinh non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân.

Từ đây, các nhà khoa học khuyến cáo không nên dùng cam thảo cho đàn ông bị thiểu năng sinh dục.


DS. TRƯƠNG TẤT THỌ
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags: