Bí quyết giúp trẻ trên 6 tháng phòng tránh bệnh vặt

22-12-2023 19:30 | Dinh dưỡng

Từ lúc mới sinh đến 6 tháng đầu đời, bé nhận được các kháng thể được truyền sang từ mẹ trong giai đoạn bào thai và tiếp tục là sữa mẹ. Tuy nhiên lượng kháng thể thụ động này sẽ bắt đầu giảm dần từ tháng thứ 6. Đây là thời gian bé trải qua giai đoạn "khoảng trống miễn dịch" nên rất dễ ốm và nhiễm bệnh.

Vậy làm thế nào để bố mẹ có thể "bù kháng" và hỗ trợ con xây dựng hệ thống miễn dịch chủ động hoàn chỉnh?

Khoảng trống miễn dịch của trẻ

Giai đoạn "khoảng trống miễn dịch" dao động từ 6 – 36 tháng (có thể chênh lệch đôi chút) khi mà lượng kháng thể mẹ truyền sang con giảm xuống và hệ miễn dịch của trẻ đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện.

Đây cũng là khoảng thời gian bé bắt đầu tiếp xúc dần với thế giới xung quanh thông qua rất nhiều hoạt động khác nhau: ăn dặm, tập bò, đi nhà trẻ… nên cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh cũng cao hơn.

Bí quyết giúp trẻ trên 6 tháng phòng tránh bệnh vặt- Ảnh 1.

Trẻ rất dễ nhiễm bệnh khi bước vào giai đoạn ăn dặm

Ở giai đoạn này, trẻ nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, tay chân miệng, bệnh ngoài da… Chỉ cần thời tiết thay đổi cũng khiến trẻ bị bệnh. Bởi vậy, việc bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch để tăng sức đề kháng, bảo vệ bé phòng bệnh là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm.

Cần làm gì để bù đắp "khoảng trống miễn dịch" cho con?

Theo các bác sĩ nhi khoa, sức đề kháng của trẻ sẽ hoàn thiện dần theo thời gian, nếu như chúng ta không chăm sóc tốt cho trẻ trong giai đoạn "khoảng trống miễn dịch", trẻ sẽ rất dễ bị bệnh.

Bố mẹ có thể áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ con như: vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, cho bé ra ngoài vận động thể chất tối thiểu 30 phút, tạo cho con một môi trường sinh hoạt, học tập trong lành.

Mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ những mũi quan trọng như 5in1, 3in1, Cúm, Phế cầu…để tạo hệ miễn dịch cho con.

Bí quyết giúp trẻ trên 6 tháng phòng tránh bệnh vặt- Ảnh 2.

Vận động thường xuyên là một trong những cách bố mẹ có thể áp dụng để tăng cường đề kháng cho con

Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch của con.

Sữa mẹ là điều tuyệt vời nhất trẻ nhận được, nhưng vẫn có những trường hợp bất khả kháng trẻ không được bú sữa mẹ, thì việc lựa chọn sữa bổ sung cũng là điều cần thiết.

Sữa bổ sung cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển tự nhiên và toàn diện của trẻ. Trong đó phải kể tới dưỡng chất Lactoferrin. Đây là dưỡng chất được tìm thấy nhiều trong sữa mẹ, nhất là sữa non của mẹ, có tác dụng chính là tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ.

Lactoferrin được tạo ra trong sữa mẹ khi mẹ đang mang thai và đạt mức cao nhất khi mẹ sinh bé (khoảng 600mg Lactoferrin trên 100ml sữa), và sau đó sẽ giảm dần dần đến hết khi bước vào tháng thứ 9. Vì vậy việc bổ sung thêm Lactoferrin vào sữa là rất cần thiết.

Lactoferrin trong sữa tham gia vào quá trình đề kháng chống lại vi sinh vật. Bổ sung Lactoferrin làm giảm tỉ lệ mắc và thời gian nhiễm trùng liên quan đến hệ tiêu hoá và đường hô hấp của trẻ sơ sinh. Lactoferrin cũng giúp hạn chế các hoạt động của các virus viêm gan C, virus bại liệt,… điều hòa hệ thống miễn dịch để cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh.

Sữa Morinaga Nhật là hãng sữa đưa Lactoferrin vào trong sữa công thức cho trẻ. Với vị sữa tương đồng như sữa mẹ, vị nhạt, thanh mát và tự nhiên, nhiều bà mẹ đánh giá sữa Morinaga giúp bé dễ dàng làm quen và tiếp nhận sữa và kích thích khẩu vị giúp bé uống ngon miệng hơn. Những đặc điểm này rất phù hợp cho những trẻ vừa bú mẹ vừa cần bổ sung thêm sữa công thức.

Bí quyết giúp trẻ trên 6 tháng phòng tránh bệnh vặt- Ảnh 3.

Bổ sung 2 ly sữa Morinaga hỗ trợ bé tăng cường đề kháng những năm đầu đời

Bên cạnh lactoferrin, prebiotics cũng là một chất trong sữa Morinaga giúp cho đường tiêu hoá của bé khoẻ hơn. Chủng lợi khuẩn Bifidobacterium longum BB536 hỗ trợ bé giảm táo bón, hấp thụ tốt hơn, tăng đề kháng của đường ruột, từ đó tăng đề kháng cho toàn cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng miễn dịch cũng cần được điều chỉnh khi con bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm. Lúc này bố mẹ cũng cần xây dựng cho con một thực đơn ăn uống khoa học, phù hợp với cơ thể và sự phát triển của con.

Bí quyết giúp trẻ trên 6 tháng phòng tránh bệnh vặt- Ảnh 4.

Thực đơn đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bé vượt giai đoạn khoảng trống miễn dịch dễ dàng hơn

Trên thực tế, không đứa trẻ nào không bao giờ bị bệnh, tuy nhiên việc xây dựng một nền tảng dinh dưỡng giúp con có cơ thể khoẻ mạnh, sức đề kháng tốt sẽ giúp con đề phòng và vượt qua những đợt bệnh nhẹ nhàng hơn.

Tìm hiểu thêm về Lactoferrin tại: https://morinagalemay.com.vn/tin-tuc/suc-manh-tu-lactoferrin/

*Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tin tài trợ


PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn