Bệnh viêm dạ dày và ung thư dạ dày dưới góc nhìn chuyên gia

04-05-2019 08:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Vừa qua, Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống với sự đồng hành của nhãn hàng DeHP đã tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề p"GIÚP BẠN PHÒNG VIÊM DẠ DÀY, UNG THƯ DẠ DÀY” với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Nguyên Phó trưởng Khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai và PGS.TS Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai.

Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, nước ta có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và hơn 70% dân số có nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Cùng với viêm dạ dày, tỉ lệ bệnh nhân ung thư dạ dày ngày một gia tăng đang là mối lo ngại hàng đầu hiện nay. Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm có tới 11.000 người tử vong vì bệnh ung thư dạ dày tại nước ta.

Viêm dạ dày, ung thư dạ dày ngày càng phổ biến và có nguy cơ trẻ hóa cao (ảnh minh hoạ)

Với mong muốn giúp người dân nâng cao hiểu biết về căn bệnh viêm dạ dày, ung thư dạ dày, cũng như nguyên nhân gây bệnh, phương pháp phòng tránh và biện pháp đẩy lùi bệnh hiệu quả, báo điện tử Sức khỏe&Đời sống đã tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Giúp bạn phòng viêm dạ dày, ung thư dạ dày” nhằm giải đáp những thắc mắc của hàng nghìn độc giả trên cả nước gửi  về.

Chương trình có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Nguyên Phó trưởng Khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai và PGS.TS Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai.

Vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày và ung thư dạ dày

Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương: “Một trong số những nguyên nhân chính gây viêm dạ dày là vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Đây là loại vi khuẩn cư trú chủ yếu tại dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày mạn tính và nguy cơ tiến triển thành ung thư.”

“Vi khuẩn HP lây lan cực kỳ dễ qua đường ăn uống như ăn chung, uống chung, hay do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Do đó việc kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm HP là vô cùng khó khăn. Đơn cử, nếu trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP thì nguy cơ cả gia đình nhiễm HP lên đến 80% - 90%.” - PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng chia sẻ

Chương trình có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai và PGS.TS Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai.

Cũng theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, những người nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Sở dĩ bệnh lý ác tính này được gọi là “Bản án tử” cho người bệnh là bởi ung thư dạ dày để chẩn đoán sớm là rất khó khăn. Ở giai đoạn sớm, đa số người bệnh có các triệu chứng như ậm ạch khó tiêu, đau bụng trên rốn hoặc có các triệu chứng khó chịu trong người tương tự như chứng viêm dạ dày thông thường. Do đó, khi phát hiện, ung thư dạ dày thường ở giai đoạn muộn nguy hiểm và tiên lượng xấu. Các thống kê chỉ ra rằng, đến nay, chỉ có khoảng 15% bệnh nhân ung thư dạ dày sống thêm được 5 năm. Điều đáng nói là độ tuổi bệnh nhân ung thư dạ dày đang dần trẻ hóa, số lượng bệnh nhân dưới 40 tuổi bị ung thư dạ dày chiếm tỉ lệ khoảng 20 – 25%.

Những sai lầm trong việc đẩy lùi viêm dạ dày

Trong buổi tư vấn trực tuyến, các chuyên gia đã giải đáp nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề đẩy lùi bệnh viêm dạ dày cũng như làm cách nào để sớm phát hiện ung thư dạ dày. Qua hàng trăm câu hỏi của độc giả gửi về cho thấy, hầu hết người bệnh viêm dạ dày vẫn còn thiếu kiến thức trong việc đẩy lùi bệnh dẫn đến những sai lầm không đáng có khiến bệnh không được đẩy lùi mà còn nặng hơn.

Một trong số những sai lầm phổ biến của người bệnh chính là sự phụ thuộc vào thuốc kháng sinh và không có phương pháp phù hợp thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Việc lạm dụng kháng sinh dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh nhức nhối hiện nay.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng: “Ở nước ta hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh phổ biến như vậy là do người dân tùy tiện sử dụng kháng sinh không theo chỉ dẫn. Nhiều người dù chỉ mắc bệnh thông thường không cần dùng kháng sinh lại dùng kháng sinh mạnh ngay từ đầu, gây nên  hiện tượng lây nhiễm gen kháng kháng sinh khiến tỷ lệ kháng kháng sinh gia tăng, từ đó việc diệt HP không còn dễ dàng nữa.”

Giải đáp thắc mắc của độc giả Hoàng Ngọc Bích (Hà Nội) về vấn đề sử dụng lại đơn thuốc cũ điều trị viêm dạ dày khi vi khuẩn HP tái phát, PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng cũng chỉ ra một sai lầm phổ biến khác trong điều trị căn bệnh này đó chính là tình trạng lấy đơn cũ hoặc “đơn hàng xóm” để dùng.“Vấn đề là mình đau mà trong thời gian ngắn sử dụng lại nguyên xi phác đồ cũ không thành công thì không hợp lý. Lấy đơn cũ để điều trị cho triệu chứng mới là không nên. Khi tái nhiễm HP, người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe và thăm khám ở các bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị đúng.” - PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng cho biết.

Xem toàn bộ Chương trình tư vấn “Giúp bạn phòng viêm dạ dày, ung thư dạ dày” TẠI ĐÂY

Lợi khuẩn thải trừ vi khuẩn HP, giúp đẩy lùi viêm dạ dày

Chính việc sử dụng kháng sinh gây ra tình trạng vi khuẩn HP “nhờn thuốc” và dẫn đến nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe nên nhiều người bệnh lựa chọn phương pháp sử dụng các sản phẩm có chứa lợi khuẩn nhằm hỗ trợ đẩy lùi bệnh an toàn và hiệu quả. Một trong những lợi khuẩn phổ biến trong việc hỗ trợ điều trị HP hiện nay phải kể đến Pylopass – hiện được sử dụng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Pylopass là tên thương mại của chủng lợi khuẩn Lactobacillus reuteri DSM17648 đã được phun sấy khô. Khi sử dụng qua đường uống, cấu trúc đặc hiệu giúp Pylopass nhận biết cấu trúc bề mặt vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ vi khuẩn HP qua đường tiêu hóa một cách tự nhiên.

DeHP được chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP

Thực phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ DeHP với thành phần chính là Pylopass, giúp tập hợp và đào thải vi khuẩn HP một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh tự nhiên của đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa, chống co thắt, như vậy, sẽ làm giảm triệu chứng đau, viêm của bệnh dạ dày, hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP, phù hợp với người bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) đã có hoặc chưa có triệu chứng; người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng,…

DeHP được nghiên cứu lâm sàng và được chứng minh trong việc hỗ trợ đẩy lùi viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP. Sản phẩm được bào chế theo hai loại: DeHP dạng viên cho người lớn và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.

Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC

Sản phảm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn