Bệnh Trĩ là gì?
Bệnh Trĩ hình thành do sự giãn quá mức của tác tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng, các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu có khi bị sa ra ngoài.
Bệnh Trĩ được phân chia làm 3 loại, Trĩ nội, Trĩ ngoại và Trĩ hỗn hợp.
Trĩ nội: Các búi Trĩ hình thành phía trên rãnh đường lược, ít gây đau đớn tuy nhiên khi bệnh nặng hơn, hiện tượng sung huyết nặng hơn, búi Trĩ sa ra ngoài khiến bệnh nhân đau đớn.
Trĩ Ngoại: Các búi Trĩ hình thành phía dưới đường lược hay phía ngoài hậu môn, Trĩ ngoại ra sa và không thể co lên, mang đến cảm giác vướng víu, cộm cộm ở hậu môn người bệnh, khi nặng hơn sẽ gây đau đớn, chảy máu.
Trĩ hỗn hợp: Trường hợp bệnh nhân bị cả 2 loại Trĩ nội và Trĩ ngoại cùng lúc, khi bệnh trở nặng Trĩ nội sa ra ngoài kết hợp với đám rối Trĩ ngoại hình thành Trĩ hỗn hợp.
Những Triệu chứng của bệnh Trĩ
Trĩ không phải là bệnh khó điều trị tuy nhiên cần được phát hiện và điều trị sớm, khi đó việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, vậy những triệu chứng bệnh Trĩ như thế nào?
- 1. Chảy máu khi đi cầu
Triệu chứng bệnh Trĩ mà ta thường hay bắt gặp nhất chính là chảy máu khi đi cầu, Búi Trĩ xuất hiện, sưng, xung huyết khi bị phân cọ vào sẽ chảy máu. Ban đầu ta chỉ thấy máu dính trên phân hay ở giấy vệ sinh, sau đó máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia, nặng hơn nữa kể cả khi người bệnh đi lại, ngồi xổm, vận động mạnh cũng khiến máu chảy ra, việc chảy máu nhiều khiến người bệnh thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch.
- 2. Đau rát hậu môn:
Khi đại tiện ra máu sẽ dẫn đến hiện tượng đau rát vùng hậu môn bởi vì hệ thống thần kinh quanh khu vực hậu môn khá mẫn cảm, khi bị kích thích sẽ dẫn đến cảm giác đau.
Phân cứng cọ vào búi Trĩ bị xung huyết bệnh nhân cảm thấy nóng rát ở vùng hậu môn, nặng hơn Búi trĩ sa ra ngoại, sưng tấy, viêm nhiễm, sa nghẹt Trĩ... khiến bệnh nhân đau đớn.
- 3. Sa búi Trĩ
Búi Trĩ hình thành theo thời gian búi Trĩ dần phát triển và sa ra ngoài, ban đầu sau khi sa ra ngoài có thể tự co lên, tiếp đó búi Trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lên, phải dùng tay đẩy lên, nặng hơn búi Trĩ sa ra thường trực dùng tay đẩy cũng không lên, dẫn đến sa nghẹt Trĩ, không vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sẽ bị nhiễm trùng và hoại tử búi trĩ khiến bệnh nhân đau đớn.
- 4. Chảy dịch:
Trong hậu môn có tiết ra chất dịch để việc đi vệ sinh dễ dàng hơn, búi Trĩ sa ra khiến cơ vòng hậu môn bị hở, chất dịch chảy từ trong hậu môn ra kèm theo phân, khiến khu vực hậu môn lúc nào cũng ẩm ướt khó chịu.
- 5. Ngứa hậu môn:
Việc vùng hậu môn ngứa ngáy, khó chịu chủ yếu là do hiện tượng chảy dịch, cũng là do các búi Trĩ ngoại hình thành các bên ngoài hậu môn khiến người bệnh thấy cộm và ngứa vùng hậu môn.
Những hệ lụy từ Trĩ như Apxe hậu môn và sa nghẹt Trĩ cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh ngứa vùng hậu môn.
Khi thấy triệu chứng bị bệnh Trĩ thì tốt nhất nên đi khám sớm để xem mức độ bệnh và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời. Với mức độ bệnh trĩ nội từ độ 3 trở xuống, trĩ ngoại hoàn toàn có thể điều trị nội khoa bằng đông y hiệu quả và an toàn, nhất là bài thuốc diếp cá, đương quy, tinh chất nghệ (curcumin dạng meriva), tinh chất hoa hòe (rutin). Bạn có thể tìm thấy bài thuốc này trong TPCN An Trĩ Vương.
Trên đây là một số thông tin về bệnh Trĩ và triệu chứng của bệnh Trĩ, nếu có vấn đề cần được giải đáp vui lòng liên hệ với tổng đài 1900.1259 để được tư vấn và hỗ trợ.