Ý nghĩa của bản báo cáo về bệnh vẩy nến
Trong năm 2014, tại Stockholm, Thụy Điển, các nước thành viên WHO đã công nhận vẩy nến là một bệnh nghiêm trọng. Báo cáo này nhấn mạnh rằng, hiện nay có quá nhiều người trên thế giới bị vẩy nến mà không điều trị đúng do chẩn đoán sai hoặc không được điều trị đầy đủ, thiếu điều kiện kinh tế để chữa trị và vì bị kỳ thị trong xã hội. Báo cáo toàn cầu về bệnh vẩy nến có tác động lên nhận thức của cộng đồng về căn bệnh này và nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Báo cáo cũng chỉ ra nhu cầu cấp thiết để theo đuổi những nỗ lực đa phương nhằm nâng cao nhận thức về bệnh vẩy nến và chống lại sự kỳ thị. Từ đó giúp đẩy mạnh các giải pháp thiết thực trong chăm sóc sức khỏe, giúp các cá nhân bị vẩy nến hòa nhập với cộng đồng và tuyên truyền cho mọi người rằng: Vẩy nến là một bệnh không lây nhiễm
WHO – World Health Organization – Tổ chức y tế thế giới
Lars Ettarp, Chủ tịch của IFPA, cho rằng: "Báo cáo toàn cầu về bệnh vẩy nến do Tổ chức Y tế Thế giới WHO (trong đó IFPA đóng góp ý kiến và đánh giá kỹ thuật chuyên gia) là một cột mốc quan trọng đối với cộng đồng bệnh vẩy nến toàn cầu. IFPA cùng các thành viên của mình, đại diện cho hơn 125 triệu người sống chung với bệnh vẩy nến trên thế giới muốn bày tỏ lòng biết ơn dành cho tất cả các bên tham gia đóng góp vào báo cáo rất quan trọng này, đặc biệt là Tổ chức Y tế thế giới".
WHO khuyến cáo những việc cần làm
Như đã nêu trong báo cáo toàn cầu về bệnh vẩy nến, để kiểm soát được bệnh vẩy nến và phòng ngừa các biến chứng, đòi hỏi hành động của các chính phủ cũng như những nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, các nhà khoa học, chuyên gia y tế và các hiệp hội liên kết có một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống (QoL -Quality of Life) của những người mắc bệnh vẩy nến. IFPA hoan nghênh và ủng hộ các hành động được khuyến cáo bởi WHO vì đó là một điều kiện tiên quyết giúp cải thiện cuộc sống của những người bị bệnh vẩy nến. Điều này sẽ chỉ đạt được khi có sự chung tay từ tất cả các bên liên quan bằng cách cùng nhau nâng cao nhận thức trong cộng đồng về bệnh vẩy nến một cách toàn diện (bao gồm cả về: tình trạng của bệnh, cũng như tâm lý xã hội) và nhấn mạnh sự cần thiết để thống kê tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu của vẩy nến.
Người bệnh vẩy nến luôn phải chịu nhiều đau đớn và thiệt thòi vì bị kỳ thị
Tại Việt Nam: Xu hướng điều trị vẩy nến bằng thảo dược
Cùng với sự đồng lòng nhất trí của những tổ chức y học lớn trên thế giới, các nhà khoa học Việt Nam cũng luôn miệt mài tìm kiếm giải pháp chữa trị an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân vẩy nến, mà cho đến nay đã thu được những kết quả nhất định!
Cụ thể, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã sử dụng những sản phẩm từ thảo dược, lựa chọn các bài thuốc quý từ kinh nghiệm dân gian, tạo nên một loại kem bôi ngoài da trị vẩy nến hiệu quả. Sản phẩm này có sự kết hợp của nhiều thảo dược như ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi với thành phần chính chitosan (được chiết xuất từ vỏ tôm, cua...), giúp tác động trực tiếp đến vùng da bị vẩy nến, có tác dụng bong sừng, bạt vẩy, dưỡng da, làm giảm tình trạng ngứa, sưng đỏ, từ đó giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn tái phát bệnh vẩy nến mà không gây tác dụng phụ, từ đó người bệnh sẽ hạn chế được các biến chứng do vẩy nến gây ra.
Trong tương lai, chắc chắn các nhà khoa học sẽ tìm ra được giải pháp điều trị tận gốc cho bệnh vẩy nến. Còn hiện tại, sử dụng các sản phẩm thảo dược với nhiều ưu điểm vượt trội vẫn là giải pháp an toàn nhất cho bệnh nhân vẩy nến tại Việt Nam.
Điện thoại tư vấn: 04.3775 7240/ 08.62647169
Truy cập trang web: http://dieutrivaynen.vn để biết thêm thông tin.
Xuân Trí