Hà Nội

Bài toán phục hồi của du lịch Việt và "cú hích" của những "sếu đầu đàn"

29-01-2022 14:24 | Thị trường
google news

Sau 2 năm điêu đứng vì đại dịch Covid-19, ngành du lịch đang nỗ lực tìm kế sách để lấy lại đà tăng trưởng. Bên cạnh sự nỗ lực của chính phủ và các địa phương, không thể không kể đến tinh thần và bản lĩnh vượt khó, tiên phong khôi phục hoạt động du lịch của những "sếu đầu đàn".

Du lịch đang "ấm dần lên"

Kể từ khi "mở cửa" đón khách trở lại, một số điểm đến đã và đang ghi nhận tín hiệu ấm lên từ thị trường du lịch. Một trong những địa chỉ hấp dẫn du khách bậc nhất hiện nay là đảo Ngọc với hơn 20 chuyến bay mỗi ngày đưa đón khách nội địa. Tính đến ngày 6/1, Phú Quốc cũng đón gần 1.000 khách du lịch quốc tế theo chương trình hộ chiếu vắc xin.

Lý giải nguyên nhân Phú Quốc luôn có sức hút mạnh mẽ với du khách, các doanh nghiệp du lịch cho biết, điểm đến này đang hội tụ những điều kiện lý tưởng để du khách quay trở lại nghỉ dưỡng cùng những trải nghiệm như: cảnh sắc thiên nhiên đa dạng, có núi, rừng, các bãi biển lọt top đẹp nhất hành tinh, ẩm thực đa dạng…

Bài toán phục hồi của du lịch Việt và "cú hích" của những "sếu đầu đàn" - Ảnh 1.

Cáp treo Hòn Thơm (Phú Quốc)

Thành phố này cũng sở hữu nhiều khu vui chơi giải trí hiện đại, hấp dẫn như Sun World Hon Thom Nature Park, Aquatopia Water Park, Safari…. Đặc biệt, sự xuất hiện của những công trình nghệ thuật độc đáo như thị trấn Địa Trung Hải, đô thị Sun Grand City New An Thoi hay mới đây nhất là tuyệt tác "bảo tàng nghệ thuật" Sun Signature Gallery tái hiện nghệ thuật thời kỳ Mid Century Modern giữa không gian Thị trấn Địa Trung Hải phồn hoa …

"Đi cáp treo ra Hòn Thơm, chơi công viên nước, tham quan TP. Địa Trung Hải hoặc đạp xe trong khuôn viên khách sạn JWMarriot... luôn mang lại cho tôi một suy nghĩ: Phú Quốc đang dần trở thành một nơi đáng sống và là thiên đường nghỉ dưỡng - không thua kém bất kỳ hòn đảo nổi tiếng nào trên thế giới"- ông Nguyễn Tuấn Quỳnh –Chủ tịch HĐQT Saigon Book chia sẻ.

Bài toán phục hồi của du lịch Việt và "cú hích" của những "sếu đầu đàn" - Ảnh 2.

Công trình Sun Signature Gallery (Phú Quốc)

Dự kiến, từ nay đến Tết Nguyên đán, lượng khách đến Phú Quốc sẽ tiếp tục sôi động. "Đến nay, Kiên Giang đón 10 chuyến bay quốc tế với hơn 1.200 khách du lịch, trong đó có Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Cộng hòa Uzbekistan... Trong tháng 1, Kiên Giang còn 6 chuyến bay, tháng 2 có khoảng 5 chuyến với khoảng 1.000 khách..."- ông Bùi Quốc Thái – Giám đốc Sở Du lịch Phú Quốc cho biết.

Ngoài Phú Quốc, một số điểm đến khác như: Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa… cũng đang rục rịch phục hồi, dù tốc độ tăng trưởng "khiêm tốn hơn".

Nỗ lực phục hồi du lịch của các "sếu đầu đàn"

Theo một khảo sát gần đây, sau những đợt tấn công liên tục hai năm qua của đại dịch, 96% doanh nghiệp du lịch phải ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động và chỉ có số ít doanh nghiệp còn duy trì hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, trong bức tranh ảm đạm của ngành du lịch mùa Covid-19, vẫn có một số doanh nghiệp lớn đã tìm được cách "sống chung với dịch" và tiên phong nỗ lực để khôi phục thị trường.

Bài toán phục hồi của du lịch Việt và "cú hích" của những "sếu đầu đàn" - Ảnh 3.

Dù phải ngưng hoạt động và gánh chịu chi phí lớn để vận hành, chăm lo đời sống cho CBNV, Sun Group vẫn dành tới hơn 1.000 tỷ đồng để hỗ trợ Chính phủ và các địa phương phòng chống dịch theo nhiều cách khác nhau. Trong suốt hơn 2 năm dịch tấn công là ngần ấy thời gian lãnh đạo và CBNV Sun Group luôn xuất hiện ở điểm nóng dịch bệnh để xây dựng bệnh viện dã chiến, thi công Trung tâm hồi sức tích cực, ủng hộ Quỹ vắc xin Covid-19 hay tiếp sức hỗ trợ các địa phương thiết bị y tế, lương thực thực phẩm….

Bên cạnh việc chung tay cùng đất nước chống dịch, Sun Group cũng đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là "thay áo mới" cho các dự án trên cả nước, bổ sung các sản phẩm, dịch vụ mới mẻ, đẳng cấp, đồng thời đón đầu và dẫn dắt những xu hướng mới của thị trường du lịch và bất động sản ở giai đoạn sau dịch như: du lịch chăm sóc sức khỏe, bất động sản wellness, du lịch không chạm, một chạm…

Bài toán phục hồi của du lịch Việt và "cú hích" của những "sếu đầu đàn" - Ảnh 4.

Dự án bất động sản Sun Tropical Village Phu Quoc

Hàng loạt những dự án mới được ra mắt trong 2 năm dịch bệnh như Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Yoko Onsen Quang Hanh (Quảng Ninh) hay các dự án bất động sản Sun Onsen Village – Limited Edition (Quảng Ninh), "ngôi làng nhiệt đới" Sun Tropical Village (Nam Phú Quốc)…. đón xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe. Hiện Sun Group đang tiếp tục kiến tạo thêm nhiều sản phẩm, công trình mới trên khắp ba miền, điển hình như công trình Cầu Hôn tại Phú Quốc, công viên chủ đề với trò chơi tàu lượn siêu tốc khổng lồ bằng gỗ Mộc xà thịnh nộ dự kiến ra mắt trong năm 2022, hay khu nghỉ dưỡng khoáng nóng Sun Beauty Onsen Thanh Hóa dự kiến vận hành vào năm 2023… "Chúng tôi xác định rằng, nếu cứ ngồi yên chờ giông bão đi qua thì chúng ta có thể sẽ bị nhấn chìm trước khi có cơ hội vượt bão. Do vậy, dẫu khó khăn, chúng tôi vẫn quyết tâm lựa chọn thay đổi để thích nghi với tình hình mới'- ông Đặng Minh Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn chia sẻ.

Bài toán phục hồi của du lịch Việt và "cú hích" của những "sếu đầu đàn" - Ảnh 5.

Lễ ký kết giữa Sun Group và VNA

Nhằm nỗ lực khôi phục thị trường khách nội địa, ngày 5/1, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Sun Group đã ký hợp tác toàn diện giai đoạn 2022-2023 nhằm gia tăng giá trị, lợi ích cho khách hàng, tăng cường sức mạnh để khôi phục phát triển du lịch và hàng không. Việc ký kết hợp tác toàn diện giữa hai thương hiệu lớn sẽ khởi đầu một chiến dịch quy mô mang tên "Take me to the sun" mà Sun Group sẽ triển khai thời gian tới, với nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa, các gói combo ưu đãi đặc biệt từ các điểm đến của Tập đoàn này nhằm tạo cú hích giúp vực dậy hoạt động du lịch năm 2022.

Mới đây, đại diện Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân cùng các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Sun Group, Vietravel, Tập đoàn Thiên Minh…đã gửi thư kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ công bố "Thời điểm mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế tới Việt Nam" ngay trong đầu tháng 2 để tạo "lực đẩy mạnh", thúc đẩy các địa phương cùng, doanh nghiệp vận tải, cư trú và lữ hành có mốc thời gian chuẩn bị. Theo kiến nghị này, mốc thực tế để mở cửa hoàn toàn có thể là 31/3 hay 30/4/2022.

Sau những tổn thất nặng nề suốt 2 năm dịch bệnh tấn công, ngành du lịch Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn để vực dậy, lấy lại đà tăng trưởng như trước khi có dịch. Tuy nhiên, những đóng góp và tinh thần nỗ lực không mệt mỏi của "chú sếu đầu đàn" đã và đang tạo ra nguồn năng lực tích cực nhất để du lịch Việt Nam vượt khó, bứt phá trong thời gian tới.

 


PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn