Theo Bs Luân, đây là điều bất ngờ mà cả anh và bệnh nhân đều không dám nghĩ đến. Bởi, khi bệnh nhân đến bệnh viện gặp bác sĩ thì bệnh đã tái phát di căn xương.
Bệnh nhân L.V.L sinh năm 1953. Năm
2008 bác L được chẩn đoán K phổi gđ IIA. Phẫu thuật và hóa trị ổn được 2 năm thì bệnh tái phát vào 2010, di căn khắp 2 phổi. Bệnh nhân được hóa trị 2 phác đồ với 12 lần điều trị . Sau đó bệnh tiến triển bệnh nhân lại được
điều trị nhắm đích từ 2011.
Đến 2012 bệnh tiếp tục tiến triển di căn vào xương. Bệnh nhân được xạ trị giảm đau xương, tiếp tục dùng thuốc nhắm đích loại khác, bệnh giảm và ổn định 7 năm.
Đến năm 2019 bệnh lại tiến triển trở lại, lần này xét nghiệm và đổi sang thuốc đích thế hệ tiếp theo. Sau 1 tháng uống thuốc mới, hiện bệnh đã
giảm. Bệnh nhân có thể tự đi lại bằng
máy bay từ Gia Lai đến Tp. Hồ Chí Minh.
Như vậy, trong 9 năm bệnh nhân được điều trị thuốc nhắm đích thế hệ 1,2 và 3. Điều kỳ diệu là bệnh nhân đã vượt qua được con số thời gian sống thêm trung bình của mọi nghiên cứu khoa học về thuốc nhắm đích, kháng thuốc này đổi thuốc kia, có những lúc tưởng như đã hết đường rồi may mắn lại mở ra một tia sáng cuối con đường.
Đặc biệt, bệnh nhân này lại kèm theo nhồi máu cơ tim đã phải đi cấp cứu đặt stent 2 lần trong vòng 11 năm bị bệnh.
Nhưng, thông tin bất ngờ hơn khi bệnh nhân chính là một Bác sĩ Đông Y - Trưởng khoa Đông y của 1 bệnh viện thuộc tỉnh Gia Lai, hiện bệnh nhân đã nghỉ hưu.
Bs Luân chia sẻ: " Tôi đã từng nhiều lần hỏi bệnh nhân thật lòng là ông có uống hay có phương thuốc đông y bí kíp gì không chỉ cho tôi để xem tốt cháu chỉ cho người khác và câu trả lời của bệnh nhân khiến tôi bất ngờ".
Bệnh nhân nói: Thực ra là ông không dùng gì ngoài những thuốc của bác sĩ
cấp. Ngoại trừ lúc mệt mỏi thì bệnh nhân có uống vài loại thảo mộc có tác dụng giải độc gan.
Bệnh nhân là bác sĩ Đông y đã sống khoẻ 11 năm nay nhưng không hề dùng một loại "cỏ cây, hoa lá" nào để điều trị bệnh mà hoàn toàn dựa vào phác đồ điều trị của thầy thuốc.
Bác L còn cho hay:Trong ngành Đông y, ông cũng tìm hiểu một số đồng nghiệp, bạn bè làm bác sĩ đông y nhưng mọi người không ai dám chỉ cho bài thuốc, cây thuốc nào điều trị ung thư.
"Bệnh nhân còn đùa, chú mà có phương thuốc đó đã chẳng đi 700km đến bệnh viện mỗi tháng vài lần gặp cháu mà còn đem công bố làm giàu rồi". Bs Luân nói.
Theo đó, bệnh nhân này chia sẻ kinh nghiệm, đó là luôn uống thuốc đúng giờ, chấp hành nghiêm túc hướng dẫn thuốc của thầy thuốc. Ngoài ra, phải giữ tinh thần luôn lạc quan sẵn sàng đón nhận tất cả nhưng không đầu hàng.
Theo đó, Bs Luân nhắn nhủ đến các bệnh nhân, dù biết là khi điều trị bất cứ phương pháp gì cũng có thể thành công và thất bại, nhưng nếu không điều trị thì chắc chắn sẽ thất bại. Nên điều quan trọng của bệnh nhân là chọn được phương pháp nào mang lại hy vọng cao nhất cho mình từ những lời khuyên của bác sĩ.
1953. Ở Gia Lai. Nghề nghiệp Bs Đông y hiện đã hưu của 1 bệnh viện.
2008 được chẩn đoán K phổi gđ IIA. Phẫu thuật và hóa trị ổn được 2 năm thì tái phát vào 2010, di căn khắp 2 phổi. Được hóa trị 2 phác đồ với 12 lần điều trị . Sau đó bệnh tiến triển đc điều trị nhắm đích từ 2011.
Đến 2012 tiến triển tiếp tục di căn vào xương. Được xạ trị giảm đau xương, tiếp tục dùng thuốc nhắm đích loại khác, bệnh giảm và ổn định 7 năm.
Đến 2019 bệnh lại tiến triển trở lại, lần này xét nghiệm và đổi sang thuốc đích thế hệ tiếp theo. Sau 1 tháng uống thuốc mới hiện bệnh lại giảm. Bn lại có thể tự đi lại máy bay 1 mình từ Gia lai đến sg.
Tóm lại Bệnh nhân được điều trị thuốc nhắm đích thế hệ 1, 2 rồi 3 trong 9 năm nay.
Bệnh kèm theo là nhồi máu cơ tim đã phải đi cấp cứu đặt stent 2 lần trong vòng 11 năm bị bệnh.