Hà Nội

ASEAN đầu tư vào chuyển đổi số hệ thống y tế để đón đầu tương lai

23-12-2022 08:51 | Y tế
google news

Với chủ đề "Y tế và Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19: Cùng nhau tiến về phía trước", Hội nghị lắng nghe các bài phát biểu và thảo luận 3 chủ đề chính: nhu cầu cấp thiết về sự hợp tác lớn hơn trong khu vực và đa ngành; đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu; và nhu cầu nguồn vốn lâu dài.

Hội nghị Y tế công Kỹ thuật số Khu vực ASEAN lần thứ 2 vừa được tổ chức vào đầu tháng 12 tại Brunei Darussalam, thu hút hơn 500 nhà hoạch định chính sách tham dự cùng hơn 60 diễn giả nổi tiếng đến từ các lĩnh vực y tế và tài chính, bao gồm các Bộ trưởng ASEAN, các cơ quan chính phủ, các chuyên gia đa ngành và nhà lãnh đạo, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ.

Hội nghị do Bộ Tài chính và Kinh tế và Bộ Y tế Brunei chủ trì, và được Công ty EVYD Technology, cùng Cơ quan Đầu tư Brunei và Trường Đại học Y tế công Saw Swee Hock - Đại học quốc gia Singapore phối hợp tổ chức, với sự hỗ trợ từ Quỹ Temasek. 

Hợp tác trong khu vực – Hướng đi tương lai cho Y tế công kỹ thuật số hậu đại dịch 

Với chủ đề "Y tế và Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19: Cùng nhau tiến về phía trước", Hội nghị lắng nghe các bài phát biểu và thảo luận 3 chủ đề chính: nhu cầu cấp thiết về sự hợp tác lớn hơn trong khu vực và đa ngành; đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu; và nhu cầu nguồn vốn lâu dài.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đại dịch COVID-19 tác động nặng nề đến năng lực cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu của các hệ thống y tế trên toàn thế giới của hơn 90% quốc gia, trong số 129 quốc gia được khảo sát.

Tuy nhiên, sự bùng phát của COVID-19 cũng đẩy nhanh việc áp dụng các công nghệ y tế kỹ thuật số như hồ sơ sức khỏe điện tử, khám bệnh trực tuyến hay y tế từ xa, thay đổi và định hình cách tiếp cận và điều trị của bác sĩ, cũng như nhu cầu và lựa chọn của người bệnh.

"COVID-19 đã dẫn đến một sự thay đổi lớn trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và các công nghệ kỹ thuật số nổi lên như một công cụ mạnh mẽ để giải quyết những thách thức kép trong việc quản lý hiệu quả các đợt bùng phát trong tương lai và tối ưu hóa kết quả sức khỏe cho dân số già" ông Chua Ming Jie, Giám đốc điều hành của Công ty EVYD Technology cho biết.

ASEAN đầu tư vào chuyển đổi số hệ thống y tế để đón đầu tương lai - Ảnh 1.

Phiên thảo luận cấp Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines và Thái Lan về chủ đề "Xây dựng một ASEAN kiên cường"

Trong bối cảnh các quốc gia ASEAN đang nỗ lực thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số hệ thống chăm sóc sức khỏe, các nhà lãnh đạo kêu gọi tăng cường hợp tác trong khu vực và đa ngành, bao gồm số hóa, chia sẻ dữ liệu, nghiên cứu và học hỏi, nhằm ứng phó với các đổi mới kỹ thuật và các mối đe dọa đến sức khỏe trong tương lai.

Tối đa hoá tác động của đổi mới công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ

Trong phiên thảo luận tại Hội nghị, Tiến sĩ Stephanie Allen, Trưởng bộ phận chăm sóc sức khoẻ của Deloitte, cho biết, người dân châu Á rất ưa chuộng công nghệ kỹ thuật số và sẵn sàng tiếp nhận các đổi mới công nghệ. Khoảng 78-80% dân số sẵn sàng chuyển sang sử dụng công nghệ số; so với 65% đối với thị trường toàn cầu.

Lĩnh vực y tế kỹ thuật số trong khu vực đạt giá trị 37 tỉ đô trong năm 2020, và dự kiến đạt 100 tỉ đô vào năm 2025. Tất cả cho thấy một bối cảnh khả quan cho tương lai của thị trường, với nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực, công nghệ và dịch vụ.

ASEAN đầu tư vào chuyển đổi số hệ thống y tế để đón đầu tương lai - Ảnh 2.

Phiên thảo luận "Tối đa hoá tác động của đổi mới công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ" tại Hội nghị Y tế công Kỹ thuật số Khu vực ASEAN lần thứ 2

Để có thể tối ưu hóa những tác động của công nghệ, cũng như tạo điều kiển để phát triển và đổi mới kỹ thuật số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các chuyên gia tham gia thảo luận đã đưa ra ba thông điệp nổi bật:

Một là, cần có cách tiếp cận toàn diện và dài hạn, và nguồn đầu tư bền vững vào các sáng kiến đổi mới công nghệ trong hệ thống y tế, sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp khi dịch bệnh bùng phát. Đại dịch COVID-19 cho thấy nhiều nguồn vốn dành cho đổi mới sáng tạo nhanh chóng cạn kiệt sau khủng khoảng, trong khi các sáng kiến mới chưa đạt được những tác động đáng kể.

Hai là, cần tận dụng, cải thiện và mở rộng tiếp cận dữ liệu nhằm đưa ra những quyết định và chính sách dài hạn ở quy mô lớn trong lĩnh vực y tế công. Khả năng tiếp cận dữ liệu sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi, giúp các chính phủ và doanh nghiệp phát hiện sớm các mối nguy hại, theo dõi và đánh giá tác động của các chính sách và các đổi mới công nghệ trong thời gian thực, để tiếp tục thực hiện và điều chỉnh một cách tối ưu.

Ba là, cần thúc đẩy đối thoại đa ngành ở mức độ hợp tác cao hơn giữa các bên liên quan trong lĩnh vực y tế công, bao gồm các chính phủ, những người làm chính sách, các nhà đầu tư, đối tác cung ứng công nghệ và người tiêu dùng. Các chính phủ cần có những ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích và thu hút dòng vốn tư nhân, và đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hệ sinh thái y tế công toàn diện, nơi không ai bị bỏ lại phía sau.

Hội nghị Y tế công Kỹ thuật số Khu vực ASEAN lần thứ 2 kết nối các bên liên quan, tạo điều kiện cho sự hợp tác lớn hơn trong khu vực, phát triển tầm nhìn thông minh và linh hoạt hơn dựa trên dữ liệu về sức khỏe cộng đồng. Đây sẽ là điểm khởi đầu cho hợp tác đổi mới và các công tác cụ thể về y tế công số hóa nhằm phục hồi sức khỏe của người dân trong khu vực.

 


PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn