Mắt hơi 'căng tức', đi khám thì phát hiện bị Glôcôm góc đóng
Một trong số đó là trường hợp bệnh nhân N.V.T., sinh năm 1974 ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.
ThS.BS Nguyễn Văn Sanh, Giám đốc Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội (HITEC) cơ sở 51-53-55 Trần Nhân Tông, cho hay: Ông T. theo người nhà đi khám vì thấy "chỉ hơi khó chịu" trong mắt!
Trong khi cả 2 mắt của ông T. đều được chẩn đoán: Glôcôm góc đóng giai đoạn trầm trọng, nhãn áp cao: 32-36mmHg. Dù thị lực vẫn còn đến 4/10 (mắt phải) và 7/10 (mắt trái), nhưng đây chỉ là thị lực trung tâm (hình ống) còn xung quanh ông T. không nhìn thấy. Tình trạng bệnh như vậy, thường phải diễn biến hàng năm trời nhưng người bệnh đã không biết để đi khám…".

ThS. BS. Nguyễn Văn Sanh - Giám đốc Bệnh viện Mắt HITEC khám tư vấn cho người bệnh Glôcôm.
Ông T. cho biết, cách đây 1 năm, thỉnh thoảng thấy mắt phải hơi "căng tức". Hỏi kỹ, ông nói: "Lúc đầu nhìn vẫn bình thường nhưng sau ông thấy mắt hơi nhòe, nhìn vào ngọn đèn thấy hơi "lóa". Tôi vẫn đi chợ bằng xe máy nhưng gần đây đi lại khó khăn hơn nên ông chỉ dám đi chậm. Tôi nghĩ do tuổi già nên cũng không đi khám".
BS. Sanh đã chỉ định ông T. làm các khám nghiệm chuyên sâu về bệnh Glôcôm. Kết quả cho thấy thị lực tuy không giảm nhiều nhưng dây thần kinh thị giác đã tổn thương khá nặng, teo lõm đến 9/10, thị trường thì đã thu hẹp gần hoàn toàn. Theo BS. Sanh, đây là một ca bệnh đặc biệt. Nhiều bệnh nhân bị Glôcôm thể cấp tính, sẽ có những cơn đau nhức dữ dội ở mắt, đau lan lên nửa đầu, thậm trí thấy nôn hoặc buồn nôn, nhìn đèn thấy quầng xanh, quầng đỏ và thị lực giảm đột ngột làm cho bệnh nhân phải đi khám và sẽ được phát hiện bệnh sớm.
"Tuy nhiên, ông T. lại chỉ đau nhẹ, chỉ là cảm giác "tưng tức" trong mắt, còn thị lực thì không giảm nhiều nên bệnh nhân không được chẩn đoán và để bệnh tiến triển thành mạn tính" - ThS.BS. Nguyễn Văn Sanh chia sẻ và nói thêm: Trong trường hợp này, ông T. cần can thiệp sớm để bảo tồn chức năng thị giác còn lại.
Người cùng huyết thống có nguy cơ mắc bệnh Glôcôm cao gấp 10 lần
Các nghiên cứu gần đây cho hay hiện thế giới có chừng 78 triệu người có bệnh Glôcôm. Dự đoán, con số này sẽ là khoảng 111,8 triệu người vào năm 2040. Tại các nước đang phát triển, khoảng 1 tỷ người không được tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc mắt, vì vậy 90% mắc Glôcôm không được phát hiện, 50% người đang sống chung với Glôcôm mà không biết mình mắc bệnh.


2 mắt bệnh nhân T., đều bị thu hẹp thị trường nặng.
Các thành viên cùng huyết thống trong gia đình của những người mắc bệnh Glôcôm có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 10 lần. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh Glôcôm có thể không có triệu chứng.
Vì vậy, kiểm tra mắt định kỳ để được phát hiện sớm Glôcôm là điều kiện tiên quyết để quản lý các vấn đề về thị lực và chức năng thị giác.
Cụ thể:
- Trước 40 tuổi mỗi 2 - 4 năm/lần
- Từ 40 – 60 tuổi mỗi 2 - 3 năm/lần
- Sau 60 tuổi mỗi 1 - 2 năm/lần.
Với các bệnh nhân, sau khi khám có các yếu tố nguy cơ hoặc yếu tố thuận lợi cho bệnh tăng nặng thì thời gian theo dõi hoặc khám định kỳ có thể rút xuống mỗi 6 tháng/ lần, theo chỉ định của bác sỹ. Đó là những thông điệp Hiệp hội Glocom thế giới (WGA) đã đưa ra và tháng 3 hàng năm WGA đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để hưởng ứng Tuần lễ Glocom thế giới. Năm 2025, tuần lễ này được diễn ra từ 9/3 - 15/3 trên toàn cầu
Các chuyên gia của Bệnh viện Mắt HITEC cho hay, điều đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh glôcôm là khi mắt đã mù lòa thì không có khả năng hồi phục. Tổn thương do bệnh Glôcôm sẽ tiến triển suốt đời ngay cả khi đã được điều trị. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm, việc tuân thủ chế độ theo dõi định kỳ nghiêm túc trong và sau khi điều trị nhằm hạn chế tiến triển của bệnh là vô cùng cần thiết.
Đặc biệt là việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng, nhất là với những người đã được chẩn đoán bệnh Glôcôm và những thành viên trong gia đình người bệnh là nhóm người có nguy cơ cao.
Glôcôm là bệnh có yếu tố di truyền nên người bệnh và những người ruột thịt của bệnh nhân cần có kiến thức để nhận biết, khám và phát hiện glôcôm sớm. Ngoài ra, ở những người tuổi cao (trên 40 tuổi), có tiền sử dùng corticoid kéo dài (tra mắt hoặc uống/tiêm) do có bệnh toàn thân như: đái tháo đường, thận hư, bệnh hệ thống... những người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu… là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn glôcôm – nhất là Glôcôm góc đóng.
Trên thực tế, theo thông tin từ Bệnh viện mắt Trung ương, có đến 15-20% bệnh nhân được chẩn đoán Glôcôm có tiền sử sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt không đúng. Người bệnh thấy mắt ngứa, đỏ, cộm, hay mỏi mắt … đã tự ý hoặc truyền tai nhau mua các thuốc nhỏ mắt có corticoid, hoặc có chứa các chất gây co mạch, nhỏ vào thấy mát mắt, dễ chịu, hết đỏ nhanh chóng do tác dụng chống viêm và co mạch nhưng khi dùng dài ngày rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tăng nhãn áp mắc glôcôm thứ phát.
Nhiều bệnh nhân Glôcôm nhập viện khi đã ở giai đoạn trầm trọng, hoặc gần mù thị lực rất thấp, thị trường thu hẹp, nguy cơ mù lòa cao nhưng không tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc và phác đồ điều trị nên hiệu quả điều trị không cao.
Glôcôm góc đóng là một cấp cứu nhãn khoa. Người bệnh cần được điều trị ngay bằng các thuốc tra mắt và uống thuốc để hạ nhãn áp, chống viêm theo chỉ định, có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh được hướng dẫn bảo quản đồ dùng cá nhân khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt HITEC.
Sau quá trình điều trị nội khoa, bệnh nhân có thể được điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật, tùy hình thái bệnh và tiến triển cũng như sự điều chỉnh của nhãn áp. Tuy nhiên, dù được điều trị theo liệu trình nào, bệnh nhân glôcôm vẫn cần được theo dõi tái khám định kỳ, chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại thêm về thực thể và chức năng thị giác.
Chào Xuân Ất Tỵ 2025, Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC kính chúc Quý khách hàng một năm mới An Khang – Thịnh Vượng – Vạn Sự Như Ý với các các chương trình ưu đãi như sau:
1. Gói Quản lý cận thị: 1 triệu đồng với 4 lần khám, tư vấn, theo dõi chuyên sâu bởi chuyên gia nhãn khoa; Giảm nguy cơ tăng độ và biến chứng do cận thị với lịch khám ưu tiên, có ưu đãi các dịch vụ khác (tròng kính kiểm soát cận thị,...);
2. Thẻ khám mắt gia đình: 1 triệu đồng: 8 lần khám mắt cơ bản dành cho tất cả các thành viên trong gia đình; Giảm 10% hoá đơn mua kính; Thời hạn sử dụng: 12 tháng
3. Chương trình tầm soát bệnh tăng nhãn áp Glôcôm, phát hiện sớm nguy cơ bệnh lý đáy mắt bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI (miễn phí trong tháng 3/2025 nhân tuần lễ Glôcôm thế giới)
𝐇𝐎𝐓𝐋𝐈𝐍𝐄 𝐓Ư 𝐕ẤN 𝟐𝟒/𝟕 TP Hà Nội 0984 122 153, TP. HCM 0345 118 228.
𝐇Ệ 𝐓𝐇Ố𝐍𝐆 𝐁Ệ𝐍𝐇 𝐕𝐈Ệ𝐍 𝐌Ắ𝐓 𝐇𝐈𝐓𝐄𝐂 - 𝐇𝐢𝐭𝐞𝐜 𝐄𝐲𝐞 𝐇𝐨𝐬𝐩𝐢𝐭𝐚𝐥:
Cơ sở 1: Bệnh viện mắt Kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội;
Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội;
Cơ sở 3: Phòng khám chuyên khoa mắt: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội;
Cơ sở 4: Trung tâm Mắt KTC Sài Gòn: 28 Đống Đa, Phường 2, Tân Bình, TP.HCM.
Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC – Tận tâm cho đôi mắt sáng!
BSCK II Phạm Thị Bích Mận – Hệ thống Bệnh viện HITEC