Dưới đây là phần trả lời của chuyên gia sức khỏe, Tiến sĩ Raj Roshini (biên tập viên y khoa của tạp chí Health - Mỹ), về các thắc mắc liên quan đến "vùng kín" của nhiều chị em.
1. Sử dụng sữa tắm có mùi thơm cho "vùng kín" có tốt không?
Trả lời: "Vùng kín" của người phụ nữ có cơ chế tự làm sạch và rất nhạy cảm nên nếu không biết cách vệ sinh có thể làm hỏng cơ chế này, khiến cho khả năng tự bảo vệ của nó bị ảnh hưởng.
Các sản phẩm sữa tắm có mùi thơm thường chứa hóa chất có thể gây kích thích niệu đạo và âm đạo, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và nấm men bên trong. Chị em chỉ nên vệ sinh bên ngoài hàng ngày với nước sạch, tránh dùng các loại hóa mỹ phẩm có chứa nhiều hóa chất.
2. Bôi sữa chua "bên trong" có thể giúp chữa khỏi nhiễm nấm hay không?
Trả lời: Nấm men tồn tại bên trong âm đạo nhưng ở mức độ cân bằng nên khi nó phát triển quá nhiều dẫn đến mất cân bằng thì sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng cần được điều trị. Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi trong màu sắc, số lượng, mùi hôi của tiết dịch âm đạo hoặc kèm theo triệu chứng ngứa, kích ứng âm đạo thì nên liên hệ với bác sĩ phụ khoa để được thăm khám và điều trị sớm.
Không có bằng chứng nào chắc chắn rằng ăn sữa chua, bôi sữa chua bên trong âm đạo có thể ngăn ngừa hoặc chữa khỏi nhiễm trùng nấm men. Tuy nhiên, bôi sữa chua trong âm đạo có thể tạm thời giúp bạn giảm triệu chứng ngứa, kích ứng trước khi bạn được thăm khám và dùng thuốc cụ thể theo chỉ định của bác sĩ.
3. Chế độ ăn uống có gây ra bệnh nhiễm trùng nấm men hay không?
Trả lời: Chế độ ăn uống và bệnh nhiễm trùng nấm men không có mối liên hệ chặt chẽ như các yếu tố khác như quan hệ tình dục không bảo vệ, kém vệ sinh... Mặc đồ lót quá chật hoặc không thoáng khí, thoát mồ hôi cũng có thể tạo điều kiện cho nấm men phát triển. Dùng một số loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, tránh thai hoặc thường xuyên thụt rửa, vệ sinh "vùng kín" với xà phòng... cũng dễ phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn, gây nhiễm trùng nấm.
Trong trường hợp bị nhiễm nấm, bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
4. Nếu bị côn trùng đốt ở "vùng kín", có cần điều trị đặc biệt gì không?
Trả lời: Bạn không nhất thiết phải xử lý đặc biệt đối với vết côn trùng đốt ở vùng này nếu nó không nghiêm trọng.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như herpes và mụn cóc sinh dục, cũng có thể có biểu hiện trông giống như vết côn trùng cắn. Nếu vết thương không rõ ràng trong một vài ngày, hoặc nếu bạn nhận thấy dịch âm đạo thay đổi màu sắc, số lượng hoặc mùi thì hãy gặp bác sĩ để loại trừ khả năng bị nhiễm trùng qua đường tình dục. Trong khi chờ đợi điều trị bệnh, bạn nên tránh quan hệ tình dục.
5. Có mụn ở vùng háng có cần lo lắng quá?
Trả lời: Nếu nó chỉ là một vết sưng thì có thể đó là một u nang gây ra bởi một tuyến mồ hôi hoặc do lỗ chân lông bị chặn. Nó cũng có thể là viêm do nhiễm trùng bởi vi khuẩn.
Các tin tốt là, các mụn này sẽ tự biến mất trong một vài ngày. Cho đến lúc đó, bạn có thể giảm đau bằng cách đắp một miếng gạc ấm lên vùng sưng hai lần một ngày. Nếu sau vài ngày, tình trạng sưng không thuyên giảm hoặc nặng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa cớm.
Theo Trí Thức trẻ/afamily (Nguồn: Health)