Viêm phế quản co thắt là gì?
Phế là phổi, quản là cái ống, phế quản là ống dẫn không khí vào trong phổi. Hệ thống phế quản trông giống như hệ thống cành cây, chia ra nhiều cành, nhiều nhánh từ lớn tới nhỏ để dẫn khí vào phổi. Trong đó có hai nhánh lớn nhất gọi là phế quản gốc phải và trái. Khi các phế quản này bị viêm sẽ dẫn đến tổn thương lớp tế bào phủ mặt trong lòng ống phế quản, phù nề tổ chức dưới niêm mạc, co thắt các cơ trơn dưới lớp mô này và tiết dịch vào lòng ống phế quản dẫn tới các hiện tượng như ho, khò khè, có đờm…
Viêm phế quản co thắt thường được gọi là viêm phế quản thể hen tình trạng lòng phế quản thu hẹp tạm thời do co thắt các cơ phế quản bị viêm. Bên cạnh đó, các tuyến phế quản bị viêm, tăng bài tiết chất nhầy làm cản trở lưu thông không khí trong phổi. Hậu quả là gây ra hiện tượng ho khạc đờm, khó thở, thở khò khè, thở rít.
Nguyên nhân thường gặp của viêm phế quản co thắt
Bệnh viêm phế quản co thắt thường xuất hiện khi đường dẫn khí bị thu nhỏ dần khi đi sâu vào phổi do tình trạng viêm nhiễm gây nên. Bệnh chẳng trừ một ai nhưng xảy ra nhiều nhất ở những đối tượng là người già và trẻ em vì những đối tượng này có sức đề kháng, sự miễn dịch khá yếu.
Một vài nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản co thắt có thể kể đến chính là:
- Tác nhân từ bên ngoài: lông động vật, môi trường khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa,…
- Những thời điểm thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Người hay căng thẳng, hay mệt mỏi, người bị rối loạn tiêu hóa.
- Do virus hợp bào trong hô hấp RSV – chúng gây ra vi khuẩn loại nhiễm bội. Từ đó những loại vi khuẩn này sẽ tập chung tại tụ cầu, phế cầu hay liên cầu,… Chúng sống ký sinh trong họng, trong mũi chờ cơ hội tốt để ra tay làm hệ miễn dịch bị suy yếu.
Triệu chứng thường gặp nhất của viêm phế quản co thắt
Các triệu chứng của viêm phế quản co thắt thường khá giống với hen suyễn. Để phân biệt chính xác, người bệnh cần được thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng.
- Ho: Là một triệu chứng không đặc hiệu, nó thể hiện có tình trạng viêm ở đâu đó trên đường hô hấp, từ mũi họng xuống đến phổi. Tuy nhiên với các nhà lâm sàng có kinh nghiệm có thể nghe tiếng ho mà phán đoán được người bệnh bị viêm phần nào của đường hô hấp. Ho có thể là ho khan hay ho đờm, có cơn hay ho từng tiếng...
- Sốt: Sốt cao hoặc nhẹ hoặc không sốt, sốt cơn hoặc liên tục.
- Viêm long hô hấp trên: Sổ mũi, nghẹt mũi.
- Tiết đờm: Đờm là dịch tiết của đường hô hấp, là sản phẩm của phản ứng viêm. Đờm có thể có màu xanh, vàng hay trắng, màu đờm không giúp phân biệt viêm nhiễm này là do vi khuẩn hay virus.
- Khò khè: Là do lòng phế quản bị thu hẹp do phù nề thành phế quản, co thắt cơ trơn phế quản, đờm trong lòng phế quản... Tiếng khò khè được phát ra do không khí qua lại khe hẹp phát ra tiếng. Cần phân biệt với tiếng khụt khịt mũi do đang bị viêm mũi phát ra. Nếu nghẹt mũi thì thường xảy ra ban đêm, lúc nằm, tiếng khò khè phát ra gần ngay mũi miệng, vệ sinh sạch mũi đi thì bớt. Tiếng khò khè trong bệnh viêm phế quản khác với khò khè trong hen phế quản ở chỗ khò khè này không hoặc đáp ứng kém với thuốc khí dung (salbutamol).
- Các triệu chứng khác: Thở nhanh - khó thở ít gặp đối với viêm phế quản thông thường. Nếu có thở nhanh - khó thở cần phân biệt với các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn như: Viêm phổi, hen, dị vật đường thở...
Biến chứng của viêm phế quản co thắt
Sau khi xuất hiện các triệu chứng kể trên khoảng từ 2 - 3 ngày, tình trạng viêm phế quản co thắt sẽ tiến triển nặng hơn nếu không được điều trị kip thời. Viêm phế quản co thắt có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, xẹp phổi, viêm tai giữa, viêm phổi,…
Người bệnh cũng cần lưu ý viêm phế quản co thắt không phải là hen suyễn, bệnh có thể biến chứng thành hen suyễn nếu không được điều trị và dự phòng sớm.
Cách phòng ngừa viêm phế quản co thắt
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm phế quản co thắt người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che chắn mũi cẩn thận khi ra đường hoặc tiếp xúc với môi trường khói bụi.
- Giữ nhà cửa và nơi làm việc sạch sẽ, thoáng khí.
- Tránh tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo,… nếu bạn bị dị ứng với lông của chúng.
- Giặt sạch sẽ chăn ga, gối đệm trải giường và phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời.
- Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá để hạn chế ảnh hưởng đến phổi.
- Vệ sinh tay, chân sạch sẽ để ngăn ngừa sự nhiễm trùng lây lan.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung vitamin C. Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, gây dị ứng,…
- Tiêm vắc xin cúm để phòng ngừa.
Những phương pháp điều trị viêm phế quản co thắt hiệu quả
Bệnh được gây ra do nhiều tác nhân khác nhau, do vậy cũng có khá nhiều cách chữa trị khác nhau giúp cho việc lưu thông không khí của người bệnh được dễ dàng hơn. Nhưng trong đó có 2 phương pháp điều trị phổ biến chính là dùng thuốc chống viêm co thắt phế quản và thuốc thảo dược chữa viêm co thắt phế quản.
Thuốc chống co thắt phế quản chính là những loại thuốc làm giãn phế quản. Những loại thuốc này nói chung đều có tác dụng làm giãn các cơ trơn để bao bọc xung quanh phế quản. Theo đó từ từ làm giãn thành phế quản, đường thở tăng khẩu kính. Làm cho không khí đi qua các đường thổ này đến các nang phế quản để trao đổi khí với hệ hô hấp đơn giản hơn. Hiện nay những loại thuốc chống co thắt phế quản gồm một số nhóm chính: Thuốc nhóm xanthin (chứa hoạt chất theophylline có tác dụng nhanh nhưng chỉ trong thời gian ngắn) và Nhóm thuốc kháng Cholinergic (được chia thành 2 loại, 1 loại có tác dụng nhanh nhưng thời gian ngắn là nhóm thuốc oxitropium bromide và ipratropium bromide và có tác dụng lâu dài nhưng khá chậm là thuốc aclidinium bromide và tiotropium bromide).
Tuy nhiên để việc điều trị, dùng thuốc hiệu quả nhất thì người bệnh cần sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.
Thuốc y học cổ truyền điều trị viêm phế quản co thắt cũng là sự lựa chọn không thể bỏ qua và được khá nhiều người bệnh áp dụng cho hiệu quả rõ rệt. Sách Nội Kinh đã chỉ rõ: “tà chi sở tấu, chính khí bất an”. Nguyên tắc chung điều trị viêm phế quản theo y học cổ truyền ở đây là phò chính, khu tà. Về viêm phế quản, không chỉ là vấn đề ở đường hô hấp, nó là bệnh của toàn thân mà những biểu hiện tập trung ở đường hô hấp, đặc trưng bởi sự co thắt phế quản và sự tăng tiết chất nhầy. Mục đích của điều trị Đông y là điều trị toàn diện, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế bệnh mới dứt điểm được. Với người bệnh viêm phế quản, sau khi cắt cơn khó thở, làm hết các triệu chứng ho, khò khè, tiếp tục điều trị “phò chính", làm cho cơ thể càng khỏe lên, sức đề kháng tăng cao.
Đông y coi viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản thể hen, viêm phế quản co thắt, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều thuộc bệnh “háo suyễn”. Và cách điều trị đều chung một nguyên tắc. Một trong những bài thuốc hay được sử dụng trong điều trị chứng háo suyễn là bài “Tiểu thanh long thang”. Bài thuốc là sự kết hợp giữa các vị “Quân” “Thần” “Tá” “Sứ”, phối hợp và bổ trợ công dụng lẫn nhau có tác dụng điều hòa, phục hồi các chức năng Tạng Tỳ - Phế - Thận suy yếu, cho hiệu quả cao trong bệnh hen phế quản mạn tính, viêm phế quản mạn tính.
Với công nghệ bào chế hiện đại, hiện nay bài thuốc cổ phương Tiểu thanh long thang đã được ứng dụng trong bào chế thuốc dạng cao lỏng và viên hoàn vừa tiện dùng, vừa giữ đảm bảo được công năng của bài thuốc, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của điều trị bằng thuốc y học cổ truyền là phải sắc thuốc vất vả, không tiện dùng, đặc biệt với cuộc sống bận rộn, hối hả ngày nay.
Điều trị viêm phế quản mạn tính bằng thuốc y học cổ truyền mang lại những ưu thế nổi trội rõ rệt, thuốc vừa có tác dụng trực tiếp vào gốc bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng chống dị ứng lại cho hiệu quả cao và an toàn. Thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.
>>Xem thêm: Những thông tin đầy đủ, tư vấn từ chuyên gia về viêm phế quản thể hen, hen suyễn thường gặp
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp. Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn. Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml. Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân tiểu đường. Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Liên hệ 1800 545435. Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép. Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. |