Hà Nội

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn

03-11-2020 08:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Hen phế quản hay còn gọi là suyễn thường là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp như ho, khò khè, khó thở, nặng ngực.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn thường gặp nhất là gì?

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở từng người không giống nhau do cơ địa và thể trạng mỗi người khác nhau. Nhưng có thể tựu chung lại do những nguyên nhân cơ bản sau:

- Dị ứng với những dị nguyên từ môi trường: khói, bụi, phấn hoa, lông chó mèo, gián, hóa chất, mùi nặng…

- Dị ứng với thực phẩm: các thức ăn đóng hộp, đồ khô, hải sản.

- Dị ứng với thời tiết.

- Dị ứng một số loại thuốc: aspirin, thuốc cảm, các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (như ibuprofen, naproxen)

- Do các yếu tố bên trong: căng thẳng, stress, hay mắc phải một số bệnh như bệnh dạ dày, ruột, viêm xoang…

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng của bệnh hen suyễn dễ nhất là gì?

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng, tuy nhiên dưới đây là các triệu chứng phổ biến nhất đối với những bệnh nhân bị chẩn đoán hen suyễn. (Xin lưu ý, các triệu chứng dưới đây, chỉ là các biểu hiện lâm sàng bên ngoài, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phổi khác).

Ho mạn tính, dai dẳng: Ho là một phản ứng của cơ thể, nhằm đẩy các chất bài tiết hoặc các dị nguyên từ môi trường như phấn hoa, bụi, khói thuốc lá… ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ho như bị nhiễm khuẩn xoang mũi hoặc cảm lạnh, nhưng khi triệu chứng ho kéo dài rất có thể là một trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn. Thêm nữa, khi bạn thường bị đánh thức bởi những cơn ho vào ban đêm do đường thở đột ngột bị thu hẹp thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Thở khò khè: cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn. Đây là âm thanh không khí tạo thành khi không thể đi qua phổi một cách bình thường. Bạn dễ bị khò khè khi gặp không khí lạnh. Đối với một số người tập thể dục trong thời tiết lạnh cũng dễ gây ra phản ứng này. Do đó, để nắm bắt tình trạng bệnh kịp thời bạn nên theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể khi tập thể dục trong những điều kiện nhiệt độ khác nhau.

Hay hắng giọng: là hành động cố đẩy dịch nhầy mắc kẹt trong cổ họng. Trong cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy, khi chúng bị kích thích, nước nhầy sẽ được tiết ra nhiều hơn. Việc có dịch nhầy bị kích thích trong cổ họng và các bộ phận khác có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Cảm thấy hụt hơi ngay cả khi vận động nhẹ: tiếp đó phải ngồi xuống và nín thở rồi mới có thể tiếp tục, có thể bạn đã bị hen suyễn. Ngay cả khi vận động nhẹ cũng khiến bạn hụt hơi, cảm thấy nặng ngực, và phải ngồi xuống nín thở rồi mới có thể tiếp tục hoạt động bình thường, thì bạn có thể đã bị hen suyễn. Lúc này bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Luôn cảm thấy mệt mỏi: đôi khi bạn gặp tình trạng thở mệt nhọc, khò khè, nhịp thở không đều và thấy nặng ngực mà không vì lý do gì khiến cơ thể mệt mỏi do không được cung cấp đủ khí oxy. Đây là dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh hen suyễn. Nhiều bệnh nhân hen phế quản thường phàn nàn về tình trạng cơ thể mệt mỏi của mình.

Kém thích nghi với trời lạnh hơn: Ngay cả cái lạnh lúc nửa đêm hay ban sớm đều ảnh hưởng đến cơ thể bạn, khiến bạn khó thở, ho, sổ mũi, ngạt mũi. Hay bạn thường bị hắt hơi liên tục, cảm, ho, sổ mũi vào 1 thời điểm cố định trong năm (nhất là khi giao mùa hoặc vào mùa đông). Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa bạn dễ cảm lạnh kéo dài, bệnh không thuyên giảm ngay cả khi đã sử dụng nhiều biện pháp giải cảm và dùng các loại thuốc cảm khác nhau. Thì không loại trừ bạn đã mắc bệnh hen suyễn.

Dễ bị dị ứng: bạn có thể bị hen phế quản khi cơ thể bạn dễ bị dị ứng những lúc tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, dị ứng thời tiết nhất là khi giao mùa hoặc dị ứng với thực phẩm như các món ăn lạ, măng tây, thức ăn có tính nóng, đồ hộp, hải sản…

Hay bị viêm phế quản khi còn nhỏ: khiến các ống phế quản vận chuyển oxy đến phổi bị kích thích. Việc này có thể làm tăng nguy cơ bạn bị hen suyễn sau này.

Thường xuyên bị mất giọng: có thể không nằm trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn, nhưng khi dấu hiệu này xảy ra thường xuyên và đi kèm với một số triệu chứng khác thì bạn nên đi khám sức khỏe.

Triệu chứng của hen suyễn khác nhau ở từng người và khác nhau tại từng thời điểm ở mỗi người bệnh. Đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ thì triệu chứng hen suyễn thường không rõ ràng. Cá biệt có những trường hợp mắc hen suyễn dạng ho thì chỉ có một triệu chứng duy nhất là ho mạn tính. Nếu xuất hiện tình trạng ho liên tục trong 8 tuần mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh một cách chính xác xem có mắc hen suyễn dạng ho hay không.

Dựa vào những triệu chứng bệnh hen suyễn bên trên có thể thấy rằng bệnh  ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Cần tìm ra phương pháp điều trị bệnh hen sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Thuốc thảo dược điều trị hiệu quả hen suyễn, ngăn ngừa cơn hen tái phát

Một trong những bài thuốc hay được sử dụng trong điều trị hen suyễn mạn tính là bài “Tiểu Thanh Long Thang”. Bài thuốc có lịch sử hơn 1.500 năm với sự kết hợp giữa các vị “Quân” “Thần” “Tá” “Sứ”, phối hợp và bổ trợ công dụng lẫn nhau có tác dụng điều hòa, phục hồi các chức năng Tạng Tỳ - Phế - Thận suy yếu, cho hiệu quả cao trong bệnh hen suyễn mạn tính, viêm phế quản mạn tính.

Với công nghệ bào chế hiện đại, hiện nay bài thuốc cổ phương Tiểu thanh long thang đã được ứng dụng trong bào chế thuốc hen thảo dược – dạng cao lỏng và viên hoàn vừa tiện dùng, vừa giữ đảm bảo được công năng của bài thuốc, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của điều trị bằng thuốc y học cổ truyền là phải sắc thuốc vất vả, không tiện dùng, đặc biệt với cuộc sống bận rộn, hối hả ngày nay.

Điều trị hen mạn tính bằng thuốc y học cổ truyền mang lại những ưu thế nổi trội rõ rệt, thuốc vừa có tác dụng trực tiếp vào gốc bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng chống dị ứng lại cho hiệu quả cao và an toàn. Thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị.>>Xem thêm: Dự phòng điều trị hen phế quản bằng thuốc Y học cổ truyền - chậm mà chắc!

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


Ý kiến của bạn