Hen là bệnh mạn tính, việc điều trị cắt cơn hen cấp tính chỉ mang tính "đối phó", để bệnh ổn định, người bệnh có sinh hoạt, làm việc bình thường thì việc quan trọng phải là điều trị dự phòng.
Điều trị dự phòng bằng y học hiện đại là phối hợp giữa các nhóm thuốc kháng viêm, giãn phế quản có tác dụng kéo dài và thuốc chống dị ứng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài dự phòng bằng y học hiện đại, hiện nay người bệnh thường tìm kiếm các phương pháp điều trị theo y học cổ truyền. Vậy tại sao nên dự phòng hen phế quản theo y học cổ truyền?
Y học cổ truyền dự phòng hen phế quản hiệu quả nhờ tập trung vào căn nguyên sinh bệnh
Hiện nay theo y học hiện đại, điều trị hen phế quản chủ yếu tập chung vào điều trị triệu chứng. Người bệnh cần tránh xa các dị nguyên và các chất kích thích có thể gây ra hen phế quản và sử dụng các thuốc giãn phế quản dạng hít như corticoid, salbutamol hay các thuốc kích thích beta 2 có tác động trực tiếp lên đường thở để làm giảm các triệu chứng của cơn hen cấp. Điều trị dự phòng bằng y học hiện đại dùng các thuốc chống viêm, giãn phế quản có tác dụng kéo dài thường được chỉ định điều trị liên tục, thậm chí duy trì thuốc suốt đời.
Khác với việc điều trị của y học hiện đại thiên về điều trị triệu chứng, “tại chỗ” thì Đông y lại thiên về điều trị căn nguyên sinh bệnh. Theo Y học cổ truyền thì nguyên nhân sinh ra bệnh hen là do công năng của ba tạng Tỳ - Phế - Thận không được điều hòa và suy yếu mà gây ra. Bởi vậy y học cổ truyền điều trị hen phế quản tập trung vào việc phục hồi, nâng cao và điều hòa công năng 3 tạng này từ đó giúp tăng sức đề kháng, tiêu trừ, giảm ho giảm những cơn hen kịch phát và dần dần ngăn chặn sự tái phát của các cơn hen phế quản. Đặc biệt tác động của thuốc y học cổ truyền là tác động mang tính tổng thể nên hiệu quả dự phòng bền vững, bệnh không có xu hướng nặng lên.
Các bài thuốc Đông Y hiệu quả, an toàn, ít tác dụng phụ (ảnh nguồn P/H)
Y học cổ truyền giúp dự phòng hen phế quản hiệu quả nhưng còn nhiều rào cản
Dự phòng hen phế quản bằng thuốc y học cổ truyền dù khẳng định được hiệu quả, nhưng thực tế tại các bệnh viện hiện nay việc sử dụng y học cổ truyền trong điều trị hen phế quản là quá ít. Ngay cả đến bệnh viện tuyến trung ương quy mô giường bệnh dành cho chuyên khoa y học cổ truyền còn nhỏ nên việc tiếp cận về y học cổ truyền là hạn chế.
Thực tế cũng cho thấy rõ ràng, điều trị y học hiện đại cho tác dụng nhanh hơn, phù hợp mong muốn của người mắc hen suyễnlà mau khỏi để sinh hoạt và lao động. Đa số chỉnhìn thấy hiệu quả trước mắt, chưa thực sự lo lắng về những tác động của tác dụng phụ. Chỉ những người bệnh có niềm tin vào thuốc và sản phẩm y học cổ truyền mới tự tìm đến khoa khám, chữa bệnh y học cổ truyền trong các bệnh viện.
Một nguyên nhân khác khiến các sản phẩm y học cổ truyền điều trị hen ít có “đất dụng võ” là bởi chất lượng điều trị. Tuy có rất nhiều bài thuốc cổ phương, gia truyền được ứng dụng trong điều trị hen nhưng để bào chế thành thuốc y học cổ truyền thành phẩm và được cấp phép lại vô cùng hiếm hoi. Một khi đã được cấp phép là thuốc điều trị thì sản phẩm đó sẽ phải đảm bảo mọi tiêu chuẩn về hiệu quả điều trị, độ an toàn, kiểm soát độc tính…
Thách thức trong bào chế thành phẩm thuốc điều trị đảm bảo nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế
Khó lòng so sánh xưa - nay, nhưng nhìn lại truyền thống, đã có nhiều bậc danh y dành cả đời nghiên cứu và thử nghiệm các loại cây thuốc, và quan sát đời này qua đời khác để đúc rút ra những phương pháp, kinh nghiệm quý. Có những bài thuốc cổ phương đã khẳng định được hiệu quả điều trị qua cả nghìn năm lưu truyền nhưng để ứng dụng bài thuốc đó và bào chế ra các thuốc y học cổ truyền mà vẫn giữ vững được những giá trị quý giá trong bài thuốc là điều không hề dễ dàng.
Tham khảo thêm tư vấn chuyên sâu của chuyên gia về nhận biết và điều trị bệnh hen phế quản:
Vấn đề không phải chỉ ở máy móc, thiết bị, dây truyền sản xuất mà chính là ở những người bào chế thuốc. Ngành dược với đặc thù phức tạp, mỗi một chuyên môn thậm chí phải dành cả đời để nghiên cứu, không phải ai cũng có cơ duyên tìm ra “công thức vàng” giúp những bài thuốc cổ phương giữ được những tinh hoa quý giá nhất khi được chuyển sang dạng thuốc thành phẩm.
Nói đơn cử như thuốc y học cổ truyền được bào chế từ bài thuốc cổ phương 1500 tuổi “Tiểu thanh long thang” – sản phẩm thuốc thành phẩm được cấp phép là thuốc điều trị hen phế quản. Để thành công trong công nghệ bào chế, đơn vị sản xuất đã mất đến gần 10 năm nghiên cứu với sự tham gia của hơn 30 dược sĩ, bác sĩ, chuyên gia về y học cổ truyền. Bài thuốc “Tiểu thanh long thang” với bề dày lịch sử hơn nghìn năm được ứng dụng trong dân gian để điều trị hen phế quản vẫn tồn tại cho đến hôm nay là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về hiệu quả của bài thuốc. Nhưng để phù hợp với thể trạng của người Việt, bài thuốc đã phải được nghiên cứu để gia giảm thêm một số vị thuốc, giúp tăng cường công năng điều trị bệnh, nâng cao thể trạng, tăng miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa cơn hen tái phát trong điều kiện ngày càng khắc nghiệt của môi trường sống.
Bài thuốc cổ thương “Tiểu thanh long thang” với 1500 năm tuổi đã được công nhận hiệu quả trong điều trị hen phế quản (ảnh nguồn P/H)
Ngay cả khi chế phẩm thuốc y học cổ truyền trị hen này được cấp phép và lưu hành hơn 15 năm trên thị trường thì vai trò của những người bào chế thuốc vẫn chưa dừng lại ở đó, một hệ thống nghiên cứu đầy đủ để cải thiện quy trình bào chế, đảm bảo tinh chế được những dược chất quý giá của từng vị thuốc vẫn đang được cải thiện từng ngày.
Với những tâm huyết đã bỏ ra, những người làm thuốc y học cổ truyền nói chung vào những người trực tiếp tạo ra thuốc y học cổ truyền trị hen nói riêng luôn kỳ vọng sẽ đem lại niềm tin cho những bệnh nhân mắc hen phế quản mạn tính; và mở ra tương lai cho thuốc y học cổ truyền trong công cuộc chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp. Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn. Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml. Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân tiểu đường. Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Liên hệ 1800 545435. Thông tin tại website hoặc facebook. Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép. Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. |