Điểm chung của hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) và viêm phế quản là đều có tình trạng viêm ống phế quản. Khi phế quản bị viêm, đường dẫn khí sẽ bị co thắt, phù nề gây ho có tiếng khò khè khi thở.
Mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng hen phế quản và viêm phế quản là 2 căn bệnh khác nhau:
Viêm phế quản nếu là trường hợp cấp tính. được điều trị sớm thường sẽ khỏi sau 5-10 ngày, tuy nhiên triệu chứng ho có thể kéo dài một vài tuần sau khi khỏi bệnh. Viêm phế quản có thể diễn biến thành mạn tính ở những người hút thuốc lá, thường xuyên hít phải bụi bẩn, tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
Hen phế quản là một bệnh mạn tính, người bệnh có thể phải sống chung với bệnh cả đời. Các triệu chứng của bệnh như ho, khó thở, khò khè sẽ lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Nếu điều trị kiểm soát tốt triệu chứng có thể biến mất trong một khoảng thời gian nhất định nhưng có thể tái phát khi sức đề kháng giảm, tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm.
Phân biệt hen phế quản và viêm phế quản: Nguyên nhân gây bệnh khác nhau
Nếu cha hoặc mẹ bị hen phế quản thì tỉ lệ con sinh ra bị hen là 30-50%, nếu cả cha và mẹ cùng bị hen phế quản thì tỉ lệ con bị hen là 50-70%. Với người có cơ địa dị ứng, các tác nhân kích thích có thể gây cơn hen thường là lông động vật, phấn hoa, hải sản, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí...
Phân biệt hen phế quản và viêm phế quản: Nhóm đối tượng và nhiều biểu hiện mắc khác nhau
Bệnh viêm phế quản xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính, đặc biệt những người có sức đề kháng kém, người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,...
Trong khi đó, những người mắc hen phế quản thường là người có tiền sử dị ứng như mắc các bệnh viêm da dị ứng, chàm, viêm mũi dị ứng hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh hen phế quản.
Tuy nhiên một thực tế đáng lo ngại là tỷ lệ mắc hen phế quản hay viêm phế quản ở trẻ thường rất cao. Hen phế quản ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng nhiều tới học tập và sinh hoạt ở trẻ. Trẻ không điều trị hen sớm có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi, nhiễm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi, ngừng hô hấp kèm tổn thương não...
Phân biệt hen phế quản và viêm phế quản: Điều trị có gì giống và khác nhau?
Điều trị viêm phế quản mạn tính bác sĩ thường sử dụng phác đồ điều trị sau:
- Tiêm phòng ngừa bệnh cúm và viêm phổi;
- Sử dụng steroids để giảm viêm;
- Dùng thuốc kháng sinh, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát.
- Các phương pháp điều trị khác bao gồm việc sử dụng thuốc làm giãn phế quản để mở rộng đường hô hấp hoặc thuốc làm sạch chất nhầy dư thừa.
Điều trị hen phế quản hiệu quả, cần tập trung vào ba chiến lược chính:
- Giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn hen bằng cách hạn chế tiếp xúc với chất kích thích; dị ứng nguyên có trong môi trường.
- Sử dụng thuốc có tác dụng nhanh để điều trị các triệu chứng đột ngột (thuốc cắt cơn hen cấp tính).
- Kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và co thắt tiềm ẩn của đường hô hấp. Các bác sĩ thường kê toa Corticosteroid dạng hít để điều trị viêm nhiễm lâu dài. Bên cạnh đó, các thuốc điều trị dài hạn khác bào gồm thuốc ức chế leukotriene (Singulair®, Accolate®, Zyflo®) và theophylline (Theolair®, Theo-24®).
Điều trị hen phế quản và viêm phế quản theo Y học cổ truyền
Y học cổ truyền coi viêm phế quản mạn tính và hen phế quản đều thuộc chứng “háo suyễn”. Để điều trị chứng “háo suyễn” có thể dùng thuốc hoặc không dùng thuốc:
- Điều trị chứng háo suyễn không dùng thuốc: Là dùng các phương pháp như luyện trường sinh - khí công, xoa bóp, day bấm huyệt và châm cứu.
- Điều trị chứng háo suyễn bằng thuốc: Có rất nhiều phương thuốc từ cổ phương, nghiệm phương tới các bài thuốc, vị thuốc lưu truyền trong dân gian.
Một trong những bài thuốc hay được sử dụng trong điều trị chứng háo suyễn là bài thuốc cổ phương “Tiểu thanh long thang”. Bài thuốc là sự kết hợp giữa các vị “Quân” “Thần” “Tá” “Sứ”, phối hợp và bổ trợ công dụng lẫn nhau có tác dụng điều hòa, phục hồi các chức năng Tạng Tỳ - Phế - Thận suy yếu, cho hiệu quả cao trong bệnh hen phế quản mạn tính, viêm phế quản mạn tính.
Với công nghệ bào chế hiện đại, hiện nay bài thuốc cổ phương Tiểu thanh long thang đã được ứng dụng trong bào chế thuốc hen thảo dược – dạng cao lỏng và viên hoàn vừa tiện dùng, vừa giữ đảm bảo được công năng của bài thuốc, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của điều trị bằng thuốc y học cổ truyền là phải sắc thuốc vất vả, không tiện dùng, đặc biệt với cuộc sống bận rộn, hối hả ngày nay.
Điều trị hen phế quản và viêm phế quản mạn tính bằng thuốc y học cổ truyền mang lại những ưu thế nổi trội rõ rệt, thuốc vừa có tác dụng trực tiếp vào gốc bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng chống dị ứng lại cho hiệu quả cao và an toàn. Thuốc đã được cấp phép là thuốc điều trị.
>>Xem thêm: Dự phòng điều trị hen phế quản bằng thuốc Y học cổ truyền - chậm mà chắc!
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp. Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn. Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml. Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho người bệnh tiểu đường. Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Liên hệ 1800 545435. Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép. GPQC số: 63/2018/XNTT-QLD Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. |