Cùng lắng nghe tư vấn sự giống nhau giữa ho & hen, khi nào ho là hen qua tư vấn trực tuyến ""Bệnh hen - cách điều trị và dự phòng hiệu quả" cùng chuyên gia PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam:
Ngoài là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc hội chứng chảy dịch mũi sau... thì ho cũng có thể là dấu hiệu của hen phế quản (hen phế quản dạng ho). Người mắc bệnh hen phế quản dạng ho thường không biểu hiện các triệu chứng hen phế quản thông thường như thở khò khè hay khó thở. Thay vào đó, họ thường có triệu chứng điển hình là ho khan và không chứa đờm. Ho khan thường kéo dài ít nhất từ 6 đến 8 tuần.
Giống như những dạng hen phế quản khác, cho tới nay các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hen phế quản dạng ho. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng phấn hoa có thể là một nhân tố dị ứng gây ra các cơn ho. Ngoài ra, những tình trạng nhiễm trùng khác trong đường dẫn khí cũng có thể khiến các cơn ho bộc phát.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng bệnh hen phế quản dạng ho ở một số người có thể liên quan đến việc sử dụng thuốc chẹn beta. Thông thường, những loại thuốc này được sử dụng để chữa trị các chứng bệnh như: Các bệnh về tim mạch, chứng đau nửa đầu, tăng huyết áp, nhịp tim không bình thường.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh hen phế quản dạng ho?
Việc chẩn đoán bệnh hen phế quản dạng ho không phải là điều dễ dàng bởi bệnh này chỉ có một triệu chứng duy nhất là ho mạn tính. Nếu xuất hiện tình trạng ho liên tục trong 8 tuần mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
Khi nghi ngờ bạn mắc bệnh hen phế quản dạng ho nhưng kết quả chụp X-quang ngực và hô hấp ký bình thường thì bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành xét nghiệm methacholine. Methacholine là một chất kích thích cơn hen, khiến bạn bộc phát các cơn ho và co thắt phế quản. Nếu bạn phản ứng với methacholine thì chứng tỏ bạn đang mắc bệnh hen phế quản.
Liệu pháp chữa trị và ngăn chặn hen phế quản dạng ho
Những liệu pháp chữa trị hen phế quản dạng ho tương tự như các liệu pháp điều trị bệnh hen phế quản thông thường, bao gồm việc dùng thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng.
Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện những điều sau để hạn chế các nguy cơ gây bệnh như:
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
- Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá
- Nhận biết được những chất dị ứng của bản thân
- Kiểm soát tình trạng dị ứng chặt chẽ.
Hi vọng, những thông tin trên đã phần nào giải đáp những băn khoăn của bạn ho có phải là hen. Khi bị ho kéo dài, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Tổng đài bác sĩ hô hấp miễn cước 1800 5454 35/Trang thông tin khoa học về các bệnh hô hấp www.benhhen.vn
Thông tin tham khảo thêm về thuốc hen thảo dược – Thuốc điều trị dự phòng đã được Bộ Y tế cấp phép
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp. Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn. Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml. Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Liên hệ 1800 545435. Thông tin tại website hoặc facebook. Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. |