Hen suyễn có nguy hiểm không?

05-11-2020 20:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh hen suyễn có thể tái phát thường xuyên, biểu hiện với những cơn ho dai dẳng vào ban đêm, khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi ban ngày, ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc, các mối quan hệ vợ chồng cũng phần nào bị tác động… Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống thì hen suyễn có thể gây ra những biến chứng nào? Hen suyễn có nguy hiểm không? Có thể thể gây tử vong không?

Hen suyễn - bệnh mạn tính, chỉ có phương pháp kiểm soát!

Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là một bệnh lý viêm mạn tính đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Vì là viêm mạn tính nên việc điều trị cũng “mạn tính” nghĩa là cũng cần nhiều thời gian nhưng cho đến nay chưa có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh hen suyễn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh này.

Hen suyễn - bệnh có bị lây và di truyền?

Có 2 nhóm người có nguy cơ cao mắc hen suyễn cần phải đề phòng:

- Nhóm 1 liên quan đến yếu tố gia đình: Nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có bố và mẹ không bị hen suyễn thì nguy cơ bị bệnh hen suyễn của đứa trẻ đó thấp (khoảng 10%), nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người bố hoặc mẹ bị hen suyễn và tăng lên 50% nếu cả bố lẫn mẹ bị hen suyễn.

- Nhóm 2 liên quan đến cơ địa dị ứng (những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác).

Khác với các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay lao có thể lây từ người này sang người khác, hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm. Do vậy những người tiếp xúc với người hen suyễn không có nguy cơ mắc bệnh này.

Hen suyễn có nguy hiểm không?

Hen suyễn được các chuyên gia đánh giá là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ, dễ gây biến chứng và có thể gây tử vong.

Hiện trung bình mỗi năm có khoảng 3.000 người tử vong do hen tại nước ta, tỷ lệ tử vong do hen chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do ung thư, vượt lên trên tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch.

Bệnh còn gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai: nguy cơ mắc bệnh thường xảy ra ở tuần thứ 24 đến 36 của thai kỳ. Theo đó phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh hen suyễn dễ dẫn đến các biến chứng như sản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non… Ngoài ra, con của những phụ nữ bị suyễn khi mang thai cũng nhẹ cân hơn những đứa trẻ trẻ bình thường.

Hen kéo dài, không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra những biến chứng như: viêm phế quản, khí phế thũng, tâm phế mãn tính, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,...

“Why asthma still kills” là báo cáo của National Review of Asthma Deaths (NRAD) ấn bản tháng 5-2014 tổng quan cho thấy có thiếu sót trong chăm sóc thường quy và điều trị đợt cấp của hen. Trong nhiều trường hợp, người bệnh không nhận ra dấu hiệu xấu đi của hen; họ cũng không phản ứng đủ nhanh khi phát hiện bệnh trở nặng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc mà đáng lẽ ra hoàn toàn có thể dự phòng được:

- 57% số tử vong đã không được khám bệnh đánh giá hen trong năm trước.

- 47% số tử vong đã từng nhập viện vì hen trong năm trước.

- 45% không tìm sự trợ giúp y tế hoặc chăm sóc khẩn cấp trong suốt đợt kịch phát dẫn đến tử vong.

-  20% số tử vong là người hút thuốc; số khác là hút thuốc thụ động tại nhà.

-  10% chết trong vòng 1 tháng sau khi xuất viện do điều trị hen.

Phổ biến tình trạng lệ thuộc quá mức với thuốc cắt cơn tác dụng ngắn và dùng dưới mức thuốc kiểm soát hen. Nhiều người trong số tử vong đang được điều trị hen nhẹ hoặc trung bình. 60% người bị hen suyễn chỉ tập chung điều trị cắt cơn mà không điều trị dự phòng, người bệnh thường đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của hen suyễn.

Hen suyễn - có thể được kiểm soát dự phòng tốt nhờ thuốc hen thảo dược

Xu thế sử dụng các thuốc thảo dược để dự phòng hen hiện nay đang ghi nhận được những tín hiệu tích cực. Đặc biệt là với nền y học cổ truyền dân tộc đã tồn tại hàng nghìn năm, các thuốc y học cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Trong điều trị bệnh hen suyễn bằng y học cổ truyền có 2 phương pháp: dùng thuốc và không dùng thuốc.

- Điều trị chứng háo suyễn không dùng thuốc: là dùng các phương pháp như luyện trường sinh - khí công, xoa bóp, day bấm huyệt và châm cứu.

- Điều trị chứng háo suyễn bằng thuốc: có rất nhiều phương thuốc từ cổ phương, nghiệm phương tới các bài thuốc, vị thuốc lưu truyền trong dân gian.

Một trong những bài thuốc hay được sử dụng trong điều trị hen mạn tính là bài “Tiểu thanh long thang” có lịch sử hơn 1.500 tuổi. Bài thuốc là sự kết hợp giữa các vị “Quân” “Thần” “Tá” “Sứ”, phối hợp và bổ trợ công dụng lẫn nhau có tác dụng điều hòa, phục hồi các chức năng Tạng Tỳ - Phế - Thận suy yếu, cho hiệu quả cao trong bệnh hen suyễn mạn tính, viêm phế quản mạn tính.

Với công nghệ bào chế hiện đại, hiện nay bài thuốc cổ phương Tiểu thanh long thang đã được ứng dụng trong bào chế thuốc hen thảo dược – dạng cao lỏng và viên hoàn vừa tiện dùng, vừa giữ đảm bảo được công năng của bài thuốc, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của điều trị bằng thuốc y học cổ truyền là phải sắc thuốc vất vả, không tiện dùng, đặc biệt với cuộc sống bận rộn, hối hả ngày nay.

Điều trị hen mạn tính bằng thuốc y học cổ truyền mang lại những ưu thế nổi trội rõ rệt, thuốc vừa có tác dụng trực tiếp vào gốc bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng chống dị ứng lại cho hiệu quả cao và an toàn. Thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị.>>Xem thêm: Những ngộ nhận nguy hiểm mà người mắc hen phế quản thường mắc

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho người bệnh tiểu đường.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


Ý kiến của bạn