Trong y học cổ truyền phương Đông, từ những y văn cổ kinh điển như “Hoàng đế - Nội kinh” thế kỷ thứ V-III trước CN đã đề cập tới một tình trạng bệnh lý: biểu hiện trên lâm sàng khó thở, khó thở từng cơn, khi thở thì gấp gáp, hơi đưa lên thì nhiều, hơi đưa xuống thì ít và được gọi là suyễn, với đặc điểm nữa là khi thở còn phát ra tiếng cò cử ở trong cổ họng. Tình trạng bệnh lý này thường đi cùng với nhau và được gọi dưới một tên chung là háo suyễn. Háo suyễn với những biểu hiện lâm sàng rất gần với hen phế quản của y học hiện đại.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của chứng háo suyễn dưới góc độ của Đông y đã được nhiều y giả đời xưa bàn đến qua các y văn của mình.
Sách “Thánh tế phương” từ thế kỷ XII-XIII có ghi lại: “thở ra là theo dương mà ra nên khí đưa lên. Thở vào là theo âm mà vào nên khí giáng xuống. Một lần lên, một lần xuống thì âm dương điều hoà. Khi bị bệnh sẽ làm khí nghịch lên, không giáng xuống được mà sinh ra háo suyễn”.
Lưu Hà Gian - một danh y Trung Quốc trong tác phẩm “Hà gian lục thư” đã viết” “Lấy sự tương đối của âm dương mà nói, giữa hình và khí thì hình là âm, khí là dương. Giữa hàn và nhiệt thì hàn là âm, nhiệt là dương. Giữa thăng và giáng thì thăng là dương, giáng là âm. Trong háo suyễn có sự rối loạn cân bằng âm dương - rối loạn thăng giáng khí”.
Theo Chu Đan Khê: “Háo suyễn chủ yếu là do đàm”.
Từ những đàm luận trong các y văn của y học cổ truyền với thực tế lâm sàng, người đã khái quát lại nguyên nhân phát sinh ra chứng háo suyễn có 2 vấn đề:
Ngoại tà xâm nhập: thường do thời tiết khí hậu trái thường, lục khí sẽ biến thành lục dâm, xâm nhập vào cơ thể mà gây bệnh. Trong đó, những yếu tố ngoại tà đưa đến chứng háo suyễn hay gặp nhất là phong hàn thấp và phong nhiệt thấp. Điều này đã nói rõ những bệnh nhân mắc bệnh này rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết khí hậu, nó thường là những nguyên nhân khởi phát hay làm bùng nổ những cơn cấp trong chứng háo suyễn.
Phế - Thận – Tỳ hư nhược:
- Tỳ hư mất đi sự kiện vận, tích thấp sinh đàm, dần dần tích luỹ từ trung tiêu mà đưa lên phế, làm phế trướng mãn và phế khí không tuyên thông, khó hạ giáng, làm hô hấp bị trở ngại mà phát thành suyễn. Tỳ hư sinh đàm, đàm dưới dạng nhầy, đục, đặc, do nôn, do khạc ra hay nghe thấy tiếng lọc xọc trong cổ, trong ngực khi ho, khi thở...
- Phế - thận hư nhược: do chức năng chủ yếu của tạng phế là chủ khí và điều hành hô hấp, cho nên trong Hoàng đế - Nội kinh có nói “hễ là khí cấp - suyễn thở các bệnh chứng thuộc khí phận, ngực, tức đều thuộc phế”. Hô hấp bình thường ngoài dựa vào phế khí túc giáng ra, còn yêu cầu quyền nhiếp nạp của tạng thận. Thận chủ nạp khí, thận có tác dụng hỗ trợ phế khí hít khí và giáng khí. Một khi nguyên khí của thận bị tổn thương, khí mất đi sự nhiếp nạp, thì thở vào không về tới gốc, khí nghịch dồn lên mà thành suyễn. Trong “chứng trị chuẩn thằng” đã nói: “chân nguyên hao tổn, suyễn sinh ra do thận khí dồn lên trên”. Biện chứng háo suyễn đầu tiên cần phải phân biệt rõ về hư - thực. Trong “Cảnh Nhạc toàn thư” đã chỉ rõ: “Thực suyễn có tà, tà khí thực. Hư suyễn vô tà, nguyên khí hư”. Nhìn dưới góc độ lâm sàng mà nói: thực chứng là chỉ bệnh tương đối ngắn, khó thở, tiếng thở thô, nghe có tiếng đờm lọc xọc. Trị thực chứng cần phải theo pháp điều trị là: định suyễn, giáng khí, hoá đàm với sự quan tâm của hai tạng phế-tỳ. Hư chứng bệnh bắt đầu tương đối hoãn, quá trình bệnh tương đối dài, người bệnh khó thở thường xuyên, khi vận động thì khó thở tăng lên. Trị thể hư chứng chủ yếu lấy bồi bổ nhiếp nạp ở hai tạng phế-thận.
Cùng nắm rõ hơn về căn nguyên sinh bệnh hen phế quản (hen suyễn) theo góc nhìn y học cổ truyền từ chuyên gia PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam :
Trong điều trị bằng y học cổ truyền đối với chứng háo suyễn có 2 phương pháp: dùng thuốc và không dùng thuốc.
- Điều trị chứng háo suyễn không dùng thuốc: là dùng các phương pháp như luyện trường sinh - khí công, xoa bóp, day bấm huyệt và châm cứu.
- Điều trị chứng háo suyễn bằng thuốc: có rất nhiều phương thuốc từ cổ phương, nghiệm phương tới các bài thuốc, vị thuốc lưu truyền trong dân gian.
Một trong những bài thuốc hay được sử dụng trong điều trị hen mãn tính là bài “Tiểu Thanh Long Thang”. Bài thuốc là sự kết hợp giữa các vị “Quân” “Thần” “Tá” “Sứ”, phối hợp và bổ trợ công dụng lẫn nhau có tác dụng điều hòa, phục hồi các chức năng Tạng Tỳ - Phế - Thận suy yếu, cho hiệu quả cao trong bệnh hen phế quản mạn tính, viêm phế quản mạn tính.
Với công nghệ bào chế hiện đại, hiện nay bài thuốc cổ phương Tiểu thanh long thang đã được ứng dụng trong bào chế thuốc hen thảo dược – dạng cao lỏng và viên hoàn vừa tiện dùng, vừa giữ đảm bảo được công năng của bài thuốc, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của điều trị bằng thuốc y học cổ truyền là phải sắc thuốc vất vả, không tiện dùng, đặc biệt với cuộc sống bận rộn, hối hả ngày nay.
Điều trị hen mạn tính bằng thuốc y học cổ truyền mang lại những ưu thế nổi trội rõ rệt, thuốc vừa có tác dụng trực tiếp vào gốc bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng chống dị ứng lại cho hiệu quả cao và an toàn. Thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.
Tổng đài bác sĩ tư vấn miễn cước 1800 5454 35.
Thông tin tham khảo thêm về thuốc hen thảo dược – Thuốc điều trị dự phòng đã được Bộ Y tế cấp phép
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp. Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn. Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml. Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Liên hệ 1800 545435. Thông tin tại website hoặc facebook. Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. |