Thời tiết thay đổi khiến cơn hen của bạn bỗng dưng tái phát không hiểu lý do vì sao, thì bạn hoàn toàn không phải là người duy nhất gặp phải tình trạng này. Thời tiết lạnh, nóng, thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc nồm ẩm, mưa nắng thất thường có thể khiến các cơn hen tái phát và khó kiểm soát hơn ở đa số bệnh nhân mắc hen phế quản.
Thời tiết lạnh lại làm tăng nguy cơ tái phát cơn hen phế quản ở người bệnh hen phế quản
Không khí lạnh hoặc ẩm ướt có thể xâm nhập qua đường thở từ đó gây ra các triệu chứng của cơn hen cấp như ho, khò khè, khó thở, tức ngực ở những bệnh nhân hen vốn có đường thở luôn ở trong tình trạng viêm mạn tính. Ngoài ra không khí lạnh còn khiến các bào tử nấm mốc xuất hiện nhiều trong không khí, đây là yếu tố dị nguyên có thể gây ra tình trạng hen phế quản.
Đặc biệt là vào thời điểm ban đêm, rạng sáng khoảng 2-3 giờ, nhiệt độ giảm xuống lạnh nhất rất nhiều người bị các cơn hen hành hạ, bóp chặt lồng ngực không thể thở được.
Ngoài ra không khí lạnh còn khiến cho nguy cơ cảm cúm, cảm virus, cảm lạnh tăng cao và đối với người có tiền sử hen phế quản thì đây thật sự là một cơn ác mộng.
Thời tiết lạnh khiến cơn hen phế quản dễ dàng tái phát ( ảnh minh hoạ)
Không chỉ có thời tiết lạnh, thời tiết nóng cũng ảnh hưởng không tốt đến tình trạng hen phế quản
Thời tiết nóng có thể khiến các cơn hen tái phát ở một số người. Các giả thuyết cho rằng việc hít thở không khí nóng có thể khiến đường thở bị hẹp, tăng tiết nhầy, co thắt cơ trơn từ đó dẫn tới ho và khó thở, nặng ngực.
Một số giả thuyết khác thì cho rằng thời tiết nóng làm tăng thêm sự thụ phấn của cây trong khi ô nhiễm không khí dẫn đến việc kích thích cơn hen phế quản ở người bệnh.
Hiện tượng thời tiết bất thường khiến cơn hen phế quản tái phát
Mặc dù ít được chú ý như việc thay đổi thời tiết từ lạnh sang nóng và ngược lại, tuy nhiên những hiện tượng bất thường của thời tiết như giông bão, sấm sét... có thể dẫn đến tái phát cơn hen phế quản, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân là do trong thời tiết ẩm, gió lốc và những cơn giông khiến nhiều phấn hoa, nấm mốc bay cao trong không khí. Hơn nữa độ ẩm cao khiến chúng được phân tán thành nhiều mảnh nhỏ và có thể phân tán khắp mọi nơi trong không khí. Khi được hít thở vào đường hô hấp có thể dẫn đến cơn hen phế quản.
Trong trường hợp này bạn nên ở trong nhà nếu có thể trước, trong và sau cơn bão, đóng kín cửa để tránh tối đa ảnh hưởng của những thay đổi bất thường này.
Đối phó với hen phế quản (hen suyễn) khi thời tiết thay đổi
Bạn hoàn toàn có thể đối phó với sự ảnh hưởng của thay đổi thời tiết đến tình trạng hen phế quản nếu biết cách, hãy chú ý một số điều sau đây:
- Khi ra khỏi nhà, chuyển trạng thái môi trường từ ấm áp sang lạnh, bạn hãy quấn một chiếc khăn trên mũi và miệng hoặc sử dụng khẩu trang trước khi ra ngoài. Điều này có thể làm nóng không khí trước khi bạn hít vào, tránh hít trực tiếp không khí lạnh vào phổi dẫn đến tình trạng xuất hiện cơn hen.
- Tránh tập thể dục vào các khoảng thời gian lạnh nhất trong ngày vào mùa đông (4-5 giờ sáng) hoặc nóng nhất trong ngày vào mùa hè (11 giờ sáng đến 3 giờ chiều)
- Theo dõi thời tiết hàng ngày để có sự ứng phó kịp thời với những thay đổi thời tiết bất thường.
- Đóng cửa sổ khi ở nhà để tránh ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài
- Tăng cường sức đề kháng bằng các chế độ dinh dưỡng phù hợp như bổ sung vitamin C, beta caroten, vitamin E từ các loại rau xanh, cà rốt, cam, bưởi… để tăng cường chức năng hô hấp.
- Tránh các thực phẩm có thể gây ra tình trạng tình trạng dị ứng như hải sản, sữa, đậu phộng....
Khi phải ra ngoài hãy quấn một chiếc khăn trên mũi và miệng hoặc sử dụng khẩu trang để giúp cho không khí được làm ấm trước khi hít vào phổi (ảnh minh hoạ)
Ngoài những lưu ý trên cần chủ động điều trị dự phòng cơn hen tái phát bằng các thuốc chống viêm có tác dụng kéo dài, thuốc giảm dị ứng hoặc sử dụng các bài thuốc cổ truyền có tác dụng ngăn cơn hen tái phát như “Tiểu thanh long thang gia giảm”.
Việc điều trị dự phòng hen phế quản đều đặn chính là giải pháp tốt nhất để ngăn sự tái phát của các cơn hen phế quản trong điều kiện thời tiết thay đổi, bất lợi.
Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435
Thuốc hen P/H Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp. Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn. Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml. Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần. Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Liên hệ 1800 545435. Sản phẩm này là THUỐC ĐIỀU TRỊ đã được Bộ Y tế cấp phép, có tác dụng tương đương thuốc dự phòng Tây y, không phải thực phẩm chức năng. Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG. |