Tình riêng tại nước ta, tỉ lệ hen phế quản (hen suyễn) chiếm khoảng 3,9% dân số, tương đương gần 4 triệu người, mỗi năm có khoảng 3000 người tử vong do hen phế quản. Bệnh hen là nguyên nhân khiến cho 25% bệnh nhân phải nhập viện, 42% trẻ nghỉ học, 29% người lớn nghỉ làm. Hen gây ra những hệ quả nghiêm trọng là do sự coi nhẹ bệnh cũng như hiểu biết về bệnh hen của người dân còn hạn chế. Hen vẫn thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh đường hô hấp khác và đa phần người bệnh còn tự ý điều trị mà không tới các cơ sở y tế.
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết: hen phế quản (hen suyễn) là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp gây nên tăng tiết dịch nhầy, phù nề và co thắt đường thở dẫn tới hiện tượng khó thở, khò khè, nặng ngực. Viêm đường thở mạn tính trong bệnh lý hen khi tiếp xúc với các tác nhân môi trường bất lợi (khói bụi, khói thuốc lá...) dẫn đến tình trạng tăng tiết đờm nhiều, co thắt phế quản lại làm bệnh nhân ngột ngạt khó thở, thở rít từng cơn, khi này bệnh nhân đang vào cơn hen cấp. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân hen phải nhập viện điều trị trong tình trạng khó thở nặng, cá biệt có trường hợp ngừng thở ngay trong quá trình khám bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến hen phế quản là sự kết hợp di truyền (dị ứng) và yếu tố môi trường. Bệnh chủ yếu xuất hiện trên cơ địa người bị dị ứng hoặc đối tượng thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm.
Để chữa bệnh hen phế quản, theo phác đồ của Bộ Y tế, việc duy trì thuốc cắt cơn hen và thuốc dự phòng kiểm soát tình trạng viêm mạn tính của đường thở là chìa khóa giúp bệnh hen ổn định. Nếu làm tốt việc kiểm soát hen thì bệnh nhân sẽ có cuộc sống bình thường. Nhưng trong thực tế thì mới chỉ có 5% bệnh nhân hen được kiểm soát triệt để, gần 20% số bệnh nhân hen được kiểm soát tốt.
Ngay cả ở quốc gia có ngành y tế phát triển như nước Mỹ thì cũng có tới 55% trường hợp bệnh nhân không kiểm soát được bệnh. Mặc dù các bệnh nhân đều có bảo hiểm, được điều trị và theo dõi bởi các chuyên gia về dị ứng và đều đặn sử dụng các thuốc đặc hiệu, họ vẫn bị các cơn hen phế quản hành hạ.
Nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết về hen phế quản của người dân và thậm chí một bộ phận nhân viên y tế cũng chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của điều trị dự phòng hen phế quản. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức, mở rộng truyền thông có ý nghĩa rất lớn trong việc kiểm soát và phòng ngừa hen phế quản. Để nắm rõ hơn về bệnh hen phế quản, độc giả có thể truy cập chuyên trang hen phế quản trên báo Sức khỏe đời sống tại https://suckhoedoisong.vn/benhhenphequan/ hoặc Benhhen.vn.
Tại nước ta, xu hướng điều trị dự phòng bằng thuốc hen thảo dược cũng đang mang lại hiệu quả rõ rệt, vừa an toàn vừa điều trị được tận gốc căn nguyên sinh bệnh hen. Thuốc hiện được người bệnh tin dùng và giới chuyên môn đánh giá cao. Hiện thuốc hen thảo dược đã có mặt tại các hiệu thuốc trên toàn quốc và các cơ sở y tế công lập có chuyên khoa điều trị hen phế quản theo y học cổ truyền.
Thuốc hen P/H Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. - Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. - Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. - Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml. - Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG
|