Chuyên gia hướng dẫn cách chăm sóc trẻ mắc hen phế quản

26-02-2019 14:38 | Y học 360

SKĐS - Theo thống kế tình trạng hen phế quản (hen suyễn) ở trẻ em tại Việt Nam ngày càng tăng cao thậm chí cao nhất châu Á. Vậy trong quá trình điều trị, chăm sóc cho trẻ mắc hen phế quản các bậc phụ huynh cần lưu ý những gì để tránh những ảnh hưởng của hen đối với trẻ?

Những con số mới nhất về tình trạng hen phế quản ở trẻ em trên thế giới và cụ thể tại nước ta đang rất đáng báo động. Song thực tế cho thấy, còn nhiều bậc phụ huynh chưa biết cách xử trí đúng cách khi con mình lên cơn hen phế quản hay tuân thủ điều trị cho trẻ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Đó cũng chính là những nguyên nhân khiến việc kiểm soát hen ở trẻ gặp nhiều khó khăn, trẻ gặp phải nhiều biến chứng đáng tiếc do hen phế quản.

Tình trạng gia tăng hen phế quản ở trẻ em

Hen phế quản ảnh hưởng đến khoảng 300 triệu người trên thế giới trong đó tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản ở trẻ em ngày càng gia tăng. Theo tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 250.000 ca tử vong do hen trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó có đến 500.000 ca nhập viện hằng năm có nguyên nhân do hen phế quản trong đó có tới 34,6% ở những người có độ tuổi dưới 18 tuổi.

Hen phế quản là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh mạn tính ở trẻ em, tại Hoa Kỳ có đến 7 triệu trẻ em có bệnh lý liên quan đến hen phế quản và có xu hướng gia tăng.

Theo PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP HCM: “Ở nước ta, theo ước tính của Bộ Y tế, có khoảng 10% trẻ em bị hen do thời tiết nóng, ẩm. Đặc biệt, nhu cầu xây dựng nhiều nên ô nhiễm không khí cũng khiến nhiều người bị hen.

Nếu trẻ bị chẩn đoán là viêm hô hấp, ho tái đi tái lại, ho khò khè mỗi lần vận động thì khả năng bị hen rất cao. Nếu trị hen đơn thuần, không bị bội nhiễm (không sốt, không đàm xanh, không đàm vàng) thì không cần kháng sinh. Việc chẩn đoán hen ở trẻ hiện nay, ngoài phương pháp hô hấp ký, còn có phương pháp dao động xung ký có thể thực hiện ở trẻ từ 2 tuổi trở lên, giúp các bác sĩ có những bằng chứng khách quan để chẩn đoán hen chắc chắn hơn.”

Tình trạng hen phế quản trẻ em ở nước ta ngày càng tăng cao (ảnh minh họa)

Một số thống kế cụ thể cho thấy tỷ lệ hen phế quản tại nước ta thấp hơn so với các quốc gia khác tuy nhiên với nhóm trẻ 12-13 tuổi thì lại cao nhất châu Á với con số lên đến 29,1% và có xu hướng gia tăng. Đây là một sự cảnh báo nguy hiểm cho việc phòng ngừa cũng như điều trị thiếu triệt để hen phế quản đặc biệt là ở trẻ em.

Theo thống kế mới tại tỉnh Hải Dương theo dự án phòng chống hen phế quản, tại Hải Dương trong 6 tháng đầu năm đã có thêm 145 bệnh nhân hen mới, nâng tổng số bệnh nhân điều trị lên đến 251 người trong số đó có đến 21 bệnh nhân là trẻ em, đặc biệt phổ biến từ 2-10 tuổi.

Thông tin thêm cho người bệnh hen phế quản:

- Những phác đồ điều trị hen suyễn trên thế giới theo lịch sử

- Những giá trị truyền thống của thuốc y học cổ truyền điều trị hen suyễn

- 95% bệnh nhân hen suyễn chưa biết bệnh có thể chữa được

- Chia sẻ kinh nghiệm trị hen suyễn


Những lưu ý trong quá trình theo dõi và điều trị hen phế quản ở trẻ

Đầu tiên bố mẹ cần nắm được các dấu hiệu gợi ý hen ở trẻ em. Do những dấu hiệu của hen có thể giống với các bệnh hô hấp thông thường khiến các bậc phụ huynh chủ quan, bởi vậy bố mẹ cần nắm được những dấu hiệu gợi ý hen ở trẻ em dưới 5 tuổi sau đây:

●       Ho: tình trạng ho khan kéo dài, có thể tăng vào đêm, kèm theo khò khè và khó thở. Tình trạng ho này có thể tăng khi trẻ chơi, cười, khóc hoặc khi hít phải khói bụi, khói thuốc lá…

-   Khò khè: có thể xảy ra vào lúc ngủ, tình trạng có thể khởi phát từ các hoạt động vui chơi, cười, khóc của trẻ hoặc khi hít phải khói bụi, khói thuốc lá…

-   Khó thở, hụt hơi

-   Giảm hoạt động thể lực do không thể chạy nhảy, chơi đùa, cười lớn như trẻ khác, bé chóng mệt muốn được bế

-   Có tiền sử gia đình có mắc hen phế quản hoặc bị các bệnh dị ứng khác như chàm, viêm mũi dị ứng

Trẻ sẽ có nguy cơ hen phế quản cao (sau 2-3 tuổi) khi có từ 4 đợt khò khè trong năm, bên cạnh đó có 1 trong các tiêu chí sau: bố mẹ bị hen phế quản, mắc viêm da dị ứng, mẫn cảm với dị nguyên hít hoặc 2 trong số các tiêu chí: mẫn cảm với thức ăn, khò khè không do nhiễm trùng, tăng BCAT máu ngoại biên.

Đối với trẻ trên 5 tuổi các dấu hiệu nhận biết bao gồm tình trạng khò khè, hụt hơi, tức ngực và ho, triệu chứng nặng lên về đêm hoặc khi thức giấc, được khởi phát bởi các hoạt động thể lực, khi cười to, khi tiếp xúc dị nguyên, không khí lạnh.

PGS Lan chia sẻ thêm: “Bệnh hen hiện có thể điều trị hiệu quả nhưng bệnh nhân phải ngừa cơn hen chứ không đợi lên cơn hen mới dùng thuốc cắt cơn.

Để phòng tránh việc hen bị nặng, người bệnh phải điều trị đúng cách theo hướng dẫn bác sĩ và tránh tiếp xúc với các tác nhân khiến bệnh nặng hơn. Cha mẹ phải lưu ý những thức ăn có thể khiến con bị dị ứng như hải sản, thịt bò, gà, cá biển. Phải thường xuyên lau sạch nhà cửa, nên phơi nắng mùng mền mỗi tuần, tránh xa khói, không để thú có lông vào phòng ngủ, giữ ấm không để con bị cảm cúm và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.”

Dùng thuốc trong điều trị hen hiện nay cần phối hợp giữa hai nhóm thuốc: thuốc dự phòng ngừa cơn và thuốc cắt cơn hen cấp tính.

Với thuốc cắt cơn, dạng dùng phổ biến là dạng xịt, hít hay xông. Ở người lớn việc sử dụng dụng cụ hít, xịt đơn giản hơn, tuy nhiên đối với trẻ em, bố mẹ cần lựa chọn các dụng cụ phù hợp:

-  Trẻ dưới 4 tuổi: sử dụng bình hít định liều kèm bầu hít và mặt nạ (ưu tiên) hoặc phun sương qua mặt nạ

-  Trẻ 4-5 tuổi: bình hít định liều kèm bầu hít và ống ngậm (ưu tiên)  hoặc bình hít định liều kèm bầu hít và mặt nạ hoặc phun sương với ống ngậm hoặc mặt nạ

Trẻ em sử dụng bình hít định liều có mặt nạ

Với điều trị dự phòng, cần dùng thuốc chống viêm, hoặc dạng phối hợp thuốc chống viêm và thuốc chống co thắt phế quản loại có tác dụng kéo dài. Một số trường hợp chẩn đoán hen dị ứng có thể phối hợp thêm thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên các thuốc dự phòng Tây y hiện nay mặc dù hiệu quả tuy nhiên có thể gây tác dụng phụ cho trẻ như nấm hầu họng, cần được súc miệng và họng sau khi sử dụng. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các loại thuốc điều trị dự phòng có nguồn gốc tự nhiên như thuốc hen thảo dược, chế phẩm thuốc y học cổ truyền duy nhất hiện nay được cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị hen phế quản ở trẻ nhỏ bằng thuốc, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc trẻ:

-   Tránh, hạn chế trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây hen phế quản như khói bụi, nấm mốc, lông chó mèo hoặc không khí lạnh…

-   Không hút thuốc trong nhà hoặc gần nơi trẻ đang sinh hoạt

-   Phòng ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, thường xuyên giặt ga trải giường, phơi nắng, giữ không khí sạch, trong lành

-   Duy trì mức hoạt động của trẻ ở mức độ bình thường, không để trẻ vui chơi, hoạt động quá sức có thể khiến cho tình trạng cơn hen thêm nặng nề

-   Tùy vào đặc điểm riêng của trẻ, trẻ cần kiêng với một số loại thức ăn cụ thể mà trẻ dị ứng ví dụ bắp, cua, tôm…, thực phẩm nào làm trẻ lên cơn khó thở thì không cho trẻ dùng nữa.

-   Bên cạnh đó trẻ nên bổ sung các thực phẩm giàu magie như rau xanh, ngũ cốc, cà chua…, các thực phẩm giàu vitamin C, omega 3

-   Cần lựa chọn dạng thuốc hít phù hợp cho bé dưới sự tư vấn của bác sĩ cũng như được hướng dẫn đầy đủ các thao tác sử dụng ống hít để không sử dụng sai cách.

-   Liên hệ thường xuyên với bác sỹ và tái khám định kỳ theo hướng dẫn

Các bậc phụ huynh nên đặc biệt lưu ý, sau khi các triệu chứng của cơn hen đã được giải quyết bố mẹ không nên chủ quan coi như đã chữa xong hen phế quản bởi hen phế quản là bệnh mạn tính có thể tái phát bất cứ lúc nào. Dự phòng hàng năm theo chỉ định của bác sỹ là giải pháp an toàn giúp trẻ phát triển bình thường mà không phải chịu bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào của bệnh lý hen phế quản.

Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435

 

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được cấp phép, có tác dụng tương đương thuốc dự phòng của y học hiện đại không phải thực phẩm chức năng.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


pv
Ý kiến của bạn