Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh sa sinh dục

06-11-2024 15:15 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Sa sinh dục là một hình thức của sa nội tạng, không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh.

1. Đông y có chữa được bệnh sa sinh dục?

Đông y không chữa khỏi bệnh sa sinh dục, mà trong đông y có một số phương pháp có thể khắc làm hạn chế, khắc phục tình trạng sa sinh dục.

Các phác đồ tập sàn chậu trên máy được cập nhật theo phác đồ hiện có trên thế giới, tập phản hồi sinh học, kích thích điện cơ với đầu dò trong âm đạo, đầu dò trong hậu môn hoặc miếng dán điện cơ quanh vùng hậu môn giúp điều trị chuyên biệt thể loại bệnh sàn chậu thuộc đường tiểu, đường sinh dục hay đường hậu môn.

2. Cách sơ cứu bệnh sa sinh dục

Bệnh sa sinh dục không gây nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ gây ra những khó chịu trong sinh hoạt hoặc những rối loạn về đường tiểu, đường tiêu hoá. Đây không phải là bệnh cấp cứu cần sơ cứu ngay.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh sa sinh dục- Ảnh 1.

Trong đông y có một số bài thuốc có thể khắc làm hạn chế, khắc phục tình trạng sa sinh dục.

Trong hầu hết các trường hợp, triển vọng điều trị rất khả quan khi kết hợp điều trị với thay đổi lối sống (duy trì cân nặng và tập thể dục) để giúp phòng ngừa tái phát.

3. Cách chăm sóc người bệnh sa sinh dục

Người chăm sóc bệnh nhân cần chú ý về chế độ ăn uống nhẹ nhàng và giàu chất xơ để tránh táo bón.

Tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá, duy trì cân nặng hợp lý.

Hãy trao đổi với bác sĩ về bất cứ vấn đề gì bạn gặp phải trong quá trình điều trị để bác sĩ có thể cân nhắc điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp cho bạn.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh sa sinh dục- Ảnh 2.

Cùng với điều trị, chế độ ăn uống, tập thể dục là những giải pháp hỗ trợ tốt cho sức khỏe người bệnh.

4. Bệnh sa sinh dục có chữa khỏi không?

Hầu hết thời gian, điều trị sa tử cung là hiệu quả, tuy nhiên, đôi khi sa sinh dục có thể tái phát. Điều này thường xảy ra hơn nếu bạn bị sa cổ tử cung rất nặng, hoặc bạn bị béo phì hoặc phụ nữ trẻ tập thể thao, thể hình nặng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh sa sinh dục- Ảnh 3.

Sa sinh dục thường được gọi là sa dạ con hay sa tử cung, đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt.

5. Lưu ý với người béo phì, tiểu đường, mang bầu… khi mắc bệnh sa sinh dục

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ nhóm chất. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống tốt nhất cho bạn.

Cùng với đó, người bệnh dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, không hoạt động quá sức, cố gắng giữ tinh thần thoải mái, để hạn chế áp lực lên vùng chậu.

Huấn luyện bàng quang: Tập đi tiểu đều đặn.

Tập cơ nâng sàn chậu: Bài tập Kegel.

Chế độ ăn uống cân đối, tăng cường chất xơ tránh táo bón, không ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân, béo phì.

Sử dụng liệu pháp Estrogen âm đạo tại chỗ: Tăng cường sức mạnh hệ cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung.

Cố định tử cung qua âm đạo bằng phương pháp đặt vòng hỗ trợ âm đạo.

6. Chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh sa sinh dục

Chi phí khám chữa bệnh tùy thuộc vào phương pháp điều trị của bạn, và mức độ đồng chi trả của bảo hiểm y tế.

Sa sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh và điều trịSa sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh và điều trị

SKĐS – Sa tạng chậu (trước đây gọi là sa sinh dục) là tình trạng bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị sa xuống trong âm đạo hay nặng hơn cổ tử cung ra khỏi âm hộ. Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt.


BS CKI Trần Đình Tài
Phụ trách phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa
Ý kiến của bạn