Biến chứng nguy hiểm của sa sinh dục và các phương pháp điều trị

28-05-2023 07:10 | Bệnh phụ nữ

SKĐS - Sa sinh dục không chỉ khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, quan hệ tình dục mà còn khiến bệnh nhân bị viêm loét âm đạo, sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng đường tiểu…

Sa sinh dục (sa tử cung) là hiện tượng tử cung sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ. Trên thực tế, không chỉ tử cung mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo. Trong trường hợp nặng các tạng trên có thể sa ra ngoài âm hộ.

Vị trí sa sinh dục

Các vị trí sa sinh dục gồm có:

  • Sa thành trước âm đạo: bàng quang, niệu đạo
  • Sa thành sau âm đạo: trực tràng, ruột non
  • Sa tử cung, cổ tử cung
  • Sa mỏm âm đạo

Phân loại theo hệ thống Baden – Walker, sa sinh dục được chia làm 4 cấp độ:

  1. Độ I: Sa nửa đường tới màng trinh
  2. Độ II: Sa tới màng trinh
  3. Độ III: Sa nửa đường quá màng trinh
  4. Độ IV: Sa tối đa ra ngoài
muc-do-sa-tu-cung-o-phu-nu-sau-sinh

Các cấp độ của bệnh sa sinh dục (sa tử cung).

Biến chứng bệnh sa sinh dục

Sa sinh dục gây những biến chứng nguy hiểm sau:

- Loét âm đạo

- Sa tử cung kéo theo sa các cơ quan khác: Tử cung bị tụt thấp khỏi vị trí ban đầu, tạo thành lỗ hổng lớn và mất đi sự liên kết của các cơ quan xung quanh. Từ đó kéo theo hiện tượng sa trực tràng, sa bàng quang và các bộ phận khác ở vùng chậu.

Sự sa xuống của các cơ quan khác ở vùng chậu làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ bài tiết. Gây khó khăn cho hoạt động đại tiểu tiện của người bệnh.

- Nhiễm trùng đường tiểu

- Nhiều người bị sa sinh dục nhưng kinh nguyệt vẫn bình thường và vẫn có khả năng có thai. Nhưng những phụ nữ này thường dễ sảy thai và đẻ non. Chảy máu, khí hư ra nhiều do cổ tử cung viêm nhiễm, cọ xát khiến người bệnh đi lại khó khăn, hạn chế lao động…

photo-1685097298659

Bệnh sa sinh dục có thể khiến bệnh nhân bị loét âm đạo, nhiễm trùng đường tiểu…

Phương pháp tốt nhất điều trị bệnh sa sinh dục

Khi mắc sa sinh dục, người bệnh cần:

- Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, không hoạt động quá sức, cố gắng giữ tinh thần thoải mái, để hạn chế áp lực lên vùng chậu.

- Huấn luyện bàng quang: Tập đi tiểu đều đặn.

- Tập cơ nâng sàn chậu: bài tập Kegel.

- Chế độ ăn uống cân đối, tăng cường chất xơ tránh táo bón, không ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân, béo phì.

- Sử dụng liệu pháp Estrogen âm đạo tại chỗ: Tăng cường sức mạnh hệ cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung.

- Cố định tử cung qua âm đạo bằng phương pháp đặt vòng hỗ trợ âm đạo.

- Phẫu thuật: Trước đây, để điều trị bệnh sa sinh dục, bác sĩ thường áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt tử cung đường âm đạo, làm lại thành trước và sau âm đạo hoặc phẫu thuật khâu bịt âm đạo. Tuy nhiên phương pháp này có khuyết điểm lớn nhất là dễ tái phát sa lại mõm cắt âm đạo. Hơn nữa người phụ nữ bị mất đi tử cung gây tâm lý thiếu tự tin, mặc cảm.

Hiện tại, với sự tiến bộ của y học có thể điều trị bệnh sa sinh dục bằng phương pháp phẫu thuật nội soi khâu treo tử cung vào ụ nhô. Kỹ thuật này sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp cũ là sẽ giữ tử cung cho người bệnh. Vì vậy những chức năng sinh lý như quan hệ vợ chồng hay mang thai, sinh nở vẫn được đảm bảo. Đây là phương pháp hiện đại, không chỉ giúp người phụ nữ khỏi bệnh mà còn duy trì được đời sống tình dục.

Phẫu thuật nội soi treo tử cung vào ụ nhô được đánh giá là phương pháp có nhiều ưu điểm hiện nay trong việc điều trị sa sinh dục. Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ được theo dõi từ 3 – 5 ngày trước khi ra viện.

Cụ bà tự dùng dao cắt tử cung do bị sa sinh dục đã được cứu sốngCụ bà tự dùng dao cắt tử cung do bị sa sinh dục đã được cứu sống

SKĐS - 17h ngày 26/11, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết vừa thực hiện ca phẫu thuật hy hữu cứu sống cụ bà VTĐ 87 tuổi bị sa sinh dục độ 3 (phần dạ con lòi ra bên ngoài qua âm đạo to gần bằng quả bưởi). Điều đáng nói là bà cụ do cảm thấy vướng víu đã tự dùng dao cắt cứa tử cung, vết thương trầy xước dài tới 20 cm đã có dấu hiệu nhiễm trùng.

TS Trần Ngọc Dũng
Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, BV Đại học Y Hà Nội
Ý kiến của bạn