Truyền hình trực tuyến: Giải pháp hạn chế lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh hô hấp

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy

Trưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà nội.Phó trưởng khoa miễn dịch dị ứng, bv Nhi Trung ương.

03-10-2018 07:00 | Sức khỏe TV

SKDS- Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề: "Giải pháp hạn chế lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh hô hấp" vào 15h, thứ Tư, ngày 3/10/2018. Chương trình được phát trực tiếp trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻ&Đời sống.

Mời độc giả theo dõi video chương trình:


Ở nước ta điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thời tiết thay đổi theo mùa nên tạo điều kiện cho các bệnh đường hô hấp gia tăng cả người lớn lẫn trẻ em.

Bằng những nghiên cứu và thử nghiệm khoa học, người ta thấy đa phần nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp là các virus. Ngoài ra, viêm đường hô hấp có thể do nhiều căn nguyên khác nhau  có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau như dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá, thuốc lào...

Việc sử dụng thuốc để điều trị các bệnh về đường hô hấp còn tùy thuộc vào người bệnh mắc virus hay vi khuẩn từ đó thầy thuốc có chỉ định hợp lý. Mặc dù vậy, hiện nay có khá nhiều người khi thấy có vấn đề về hệ thống đường hô hấp đã vội vàng ra hiệu thuốc mua kháng sinh để uống. Việc uống thuốc kháng sinh bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường như kháng kháng sinh đang là “vấn nạn” hiện nay.

Theo các chuyên gia y tế, kháng sinh là thuốc kê đơn, song 90% các loại kháng sinh được bán tự do và ai cũng có thể mua. Đáng nói là 50% trường hợp sử dụng kháng sinh không hợp lý. Kháng sinh không phải lúc nào cũng cần thiết. Nó như con dao hai lưỡi. Cha mẹ lạm dụng kháng sinh là tước mất cơ hội để hệ miễn dịch của trẻ được huấn luyện và trưởng thành…

Vậy nếu không may bị mắc các bệnh về đường hô hấp làm sao để hạn chế tối đa việc sử dụng các loại kháng sinh, hoặc khi nào nên dùng kháng sinh khi nào không nên dùng. Những hệ lụy tới sức khỏe mà việc làm dụng kháng sinh mang lại, những lợi ích của việc dùng kháng sinh đúng chỉ định như thế nào?, làm thế nào để phòng chống bệnh đường hô hấp lúc giao mùa... Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Giải pháp hạn chế lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh hô hấp”.

Khách mời tham gia chương trình gồm:

GS.TS. Ngô Quý Châu, Phó giám đốc BV Bạch Mai, Trưởng bộ môn Nội, Trường Đại học y Hà Nội, Giám đốc trung tâm Hô Hấp BV Bạch Mai.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội

Dẫn chương trình: Anh Thư

Chương trình được truyền hình trực tuyến trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ&Đời sống bắt đầu từ 15h, thứ Tư, ngày 3/10/2018. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: bandientuskds@gmail.com

Hoặc gọi theo số 024 6661 8272 trong thời gian diễn ra chương trình

Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Trong mỗi chương trình chúng tôi cũng sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.

Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn GS.TS. Ngô Quý Châu, Phó giám đốc BV Bạch Mai, Trưởng bộ môn Nội, Trường Đại học y Hà Nội, Giám đốc trung tâm Hô Hấp BV Bạch Mai; PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội đã nhận lời tham gia chương trình.

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến

Khán giả tương tác với chương trình:
1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống
2. Share link sự kiện của chương trình.
3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.

Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố và nhận được những phần thưởng từ chương trình.

Câu hỏi tương tác số 1:

Tác hại của việc dùng kháng sinh sai cách là gì?

a. Tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi gây loạn khuẩn đường ruột

b. Gia tăng bệnh hen suyễn, dị ứng, tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột

c. Nguy cơ tác dụng phụ trầm trọng

d. Tạo ra vi khuẩn kháng thuốc

e. Hạn chế sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ, trẻ dễ mắc bệnh, tái bệnh

f. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: f

Chúc mừng độc giả có facebook là HaiOanh Tran đã trúng thưởng câu hỏi số 01 của chương trình !

Câu hỏi tương tác số 2

Tác dụng của dịch chiết là thường xuân EA 575 là gì?

a. Long đờm – giãn phế quản

b. Long đờm – giãn phế quản, giảm ho

c. Chống dị ứng – giảm ho

d. Tác động vào trung khu thần kinh điều khiển ho giúp cắt cơn ngay lập tức

Cảm ơn nhãn hàng Siro ho Prospan, Siro tăng cường miễn dịch Imunoglukan, nước muối sinh lý Pháp Fysoline đã đồng hành cùng chương trình.

Chương trình "Hạn chế kháng sinh trong điều trị bệnh hô hấp cho trẻ" phát động bởi Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các đơn vị đồng hành: Siro ho Prospan, Siro tăng cường miễn dịch Imunoglukan, nước muối sinh lý Pháp Fysoline. Thông tin truy cập tại đây.

Siro ho Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, CHLB Đức, chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng. Số đăng ký: VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016.

Siro tăng cường miễn dịch Imunoglukan sản xuất tại châu Âu và đã được sử dụng tại 30 quốc gia. Imunoglukan chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao chiết xuất từ nấm sò, dạng siro, bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại châu Âu, góp phần hỗ trợ tăng cường miễn dịch, khả năng phòng bệnh cho trẻ. Giấy phép quảng cáo số 1970/2015/XNQC-ATTP. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nước muối sinh lý Fysoline là sản phẩm chuyên biệt vệ sinh mắt mũi dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã được chứng thực an toàn theo tiêu chuẩn Châu Âu, nhập khẩu và phân phối chính thức tại Việt Nam bởi Tập đoàn Dược Phẩm SOHACO. Sản phẩm được Sở Y tế Hà Nội công bố tiêu chuẩn áp dụng với trang thiết bị y tế loại A số 170000059/PCBA - HN ngày 8/6/2017.


Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Lên trên
H.Nguyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn