Làm thế nào để nhà khoa học trẻ khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu?

16-05-2024 17:18 | Xã hội
google news

SKĐS - Các nhà khoa học, diễn giả khách mời kiến nghị giải pháp, định hướng trong quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh mới.

Thủ tướng chỉ đạo phát huy tinh thần say mê nghiên cứu, dấn thân vì khoa học công nghệThủ tướng chỉ đạo phát huy tinh thần say mê nghiên cứu, dấn thân vì khoa học công nghệ

SKĐS - Thủ tướng mong rằng, tinh thần say mê nghiên cứu, dấn thân vì KHCN của các thế hệ đi trước tiếp tục được lan tỏa, phát huy mạnh mẽ, tạo động lực, truyền cảm hứng trong thế hệ trẻ, nhất là đội ngũ nhà khoa học hôm nay và tương lai.

"Gỡ rối" để nhà khoa học trẻ khởi nghiệp

Tiếp nối các hoạt động của Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 và 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, chiều nay (16/5), hội nghị các nhà khoa học trẻ diễn ra với chủ đề: "Nhà khoa học trẻ và khởi nghiệp sáng tạo". Đây là không gian cho các nhà khoa học chia sẻ góc nhìn về tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo, cách đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, tầm nhìn xanh...

Thực tế, rất nhiều đề tài nghiên cứu được cấp bằng sáng chế, giải pháp hữu ích. Nhưng sau khi hoàn thành và nghiệm thu, đề tài bị dừng lại do nhà khoa học phải bàn giao cho cơ quan quản lý. Trong khi đó ở một số nước trên thế giới, đề tài nghiên cứu sau khi hoàn thành, nhà khoa học được phát triển kinh doanh. Tức là khi nghiên cứu thành công, họ có cơ chế thuận lợi để thành lập doanh nghiệp và bán sản phẩm. Với cơ chế này, các bằng sở hữu trí tuệ của các nhà khoa học có cơ hội phát triển thành các sản phẩm thương mại hóa một cách nhanh chóng.

Làm thế nào để nhà khoa học trẻ khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu?- Ảnh 2.

Hội nghị "Nhà khoa học trẻ và khởi nghiệp sáng tạo".

Chia sẻ về quá trình đưa kết quả nghiên cứu thành sản phẩm ra thị trường, PGS.TS Mai Anh Tuấn, Giảng viên cao cấp tại trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết những ý tưởng được nung nấu tại giảng đường tới khi thực hiện và đưa ra sản phẩm sẽ gặp nhiều gian truân, đặc biết là ở khâu thủ tục. Trong thời gian vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có nhiều cố gắng để gỡ rối vấn đề này như việc thông qua các quỹ để đưa sản phẩm ra thị trường. Đây là bước đột phá giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Hiện nay, sự trầm lắng của nền kinh tế khiến kinh phí dành cho các start-up trầm lắng nhưng điều đó không có nghĩa là tinh thần nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học hay tại các trường đại học giảm. Nhưng để có thể làm cho nó "nóng" trở lại cần có sức khỏe và nguồn lực.

Là tác giả của nghiên cứu hạt giống nảy mầm sẵn, KS Lương Văn Trường, Giám đốc HTX Thanh niên Nam Đại Dương chia sẻ, thách thức lớn nhất với nông nghiệp là thiên tai. Năm 2018, mưa liên tục trong vòng 22 ngày ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp, xuống giống đến đâu cây lúa chết đến đó. Trong quá trình đó anh nhận thấy, nếu có hạt giống nảy mầm sẵn sẽ giảm thiểu thiệt hại rất lớn cho người nông dân.

Làm thế nào để nhà khoa học trẻ khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu?- Ảnh 3.

KS Lương Văn Trường chia sẻ tại hội thảo.

Theo tính toán của Trường, quy trình có chi phí sản xuất công nghiệp chỉ khoảng 2.000 đồng/kg. Trong khi nếu người nông dân ngâm ủ hạt mầm tươi thì chi phí cho 1 kg (gồm công, vật tư, nước, điện...) phải mất tối thiểu 10.000 đồng. Hiện Việt Nam trồng khoảng 7 triệu ha lúa, với khoảng 700.000 tấn giống mỗi năm. Nếu thực hiện theo quy trình này sẽ tiết kiệm khoảng hơn 3.000 tỷ đồng cho ngành nông nghiệp trong nước, giúp tiết kiệm hàng triệu công lao động mỗi mùa vụ.

Theo các chuyên gia, khó khăn các nhà khởi nghiệp trẻ dễ gặp nhất là rào cản về vốn, kinh nghiệm trong bán hàng, tổ chức kinh doanh. Để khởi nghiệp thành công, người trẻ phải bước, bước thật nhanh và chắc chắn để chinh phục ước mơ khoa học dù còn nhiều khó khăn. Những ý tưởng, giải pháp có đóng góp tốt cho cộng đồng đều có tiềm năng phát triển rộng rãi trong tương lai.

7 sáng kiến khoa học hữu ích được vinh danh

Cũng trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam,  Lễ trao giải cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 đã được diễn ra tại Bộ KH&CN chiều 16/5. Đây là năm thứ ba Báo VneXpress tổ chức cuộc thi này nhằm tạo sân chơi dành cho các nhà khoa học chuyên và không chuyên với kỳ vọng truyền cảm hứng sáng tạo và thúc đẩy các nghiên cứu ứng dụng vào thực tế.

Giải nhất dành cho dự án 'Công nghệ chuyển hóa bùn giấy thành cellulose vi khuẩn'. Công trình "Công nghệ chuyển hóa bùn giấy thành cellulose vi khuẩn" của tác giả PGS.TS Nguyễn Đình Quân cùng cộng sự (nhóm Biomass Lab) tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP HCM được vinh danh giải nhất, trị giá 70 triệu đồng.

Nhóm nghiên cứu Biomass Lab đã chuyển hóa bùn giấy thành cellulose vi khuẩn (một dạng cellulose có hình thái nano cấu trúc 3D) bằng phương pháp hóa sinh kết hợp. Sản phẩm cellulose vi khuẩn là một nguyên liệu sinh học giá trị, tiềm năng có thể được tạo ra với số lượng lớn từ nguồn phế thải khổng lồ của ngành công nghiệp giấy, được ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực nhựa sinh học, dệt may, màng lọc nano, da/gỗ nhân tạo, áo giáp chống đạn và sản xuất giấy.

Giải Nhì: Sản phẩm "Airboots - Robot gieo hạt, phun thuốc, bón phân sử dụng đa chong chóng đẩy" của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Bách Khoa TP HCM do PGS. TS. Vũ Ngọc Ánh đứng đầu. Máy là một thế hệ mới của xe nông nghiệp có trọng lượng siêu nhẹ, dựa trên nguyên lý tận dụng lực Archimedes, cho phép cỗ máy nổi trên mặt ruộng, trong khi được đẩy bởi hệ thống cánh quạt. Hệ thống điều khiển được tích hợp vào máy để tự động vận hành trên ruộng, thực hiện các tác vụ được lập trình sẵn có thể dễ dàng quản lý thông qua điện thoại thông minh.

Giải pháp "Bê tông 'xanh' truyền sáng chế tạo từ thủy tinh, tro, xỉ, bùn thải, không sử dụng xi măng" của TS. Tăng Văn Lâm, Võ Đình Trọng thuộc nhóm Bê tông Xanh, trường Đại học Mỏ - Địa chất nhận giải Ba, trị giá 30 triệu đồng.

Giải Sáng kiến thuộc về sản phẩm "Bếp nước ấm vùng cao" của nhóm Thủy Sơn Năng ở Quảng Nam. 

3 sản phẩm đạt giải khuyến khích gồm: Ô cửa học tập thông minh của nhóm tác giả Trường Mầm non Hoa Sen (Tuyên Quang); Sản phẩm "Chẩn đoán sớm, tiên lượng và phát triển chiến lược điều trị ung thư gan nguyên phát dựa vào biểu hiện của F12", ThS. Bùi Thị Phường cùng cộng sự tại Đại học Quốc gia TP HCM; "Bảng viết theo độ tuổi cho học sinh vùng khó khăn", tác giả Phạm Thu Trang.

Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 chính thức khởi động từ ngày 2/12/2023 gồm những lĩnh vực có tính ứng dụng bao gồm y sinh - hóa sinh, công nghệ, nông nghiệp, môi trường và vật liệu mới. Đặc biệt cuộc thi năm nay có thêm một hạng mục mới là vật liệu vi mạch bán dẫn.

Các giải pháp, sản phẩm đoạt giải có khả năng ứng dụng cao, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp tối ưu hóa các nguồn lực hiện có giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao hơn, góp phần hình thành các mô hình phát triển kinh tế mới.

Năm nay cuộc thi nhận được 135 hồ sơ gửi về với 124 bài thi hợp lệ. Các bài thi đã trải qua 4 tháng tranh tài với vòng loại và bình chọn của độc giả, kết quả 30 bài thi đạt điểm bước vào chung kết. Ở vòng cuối cùng, các đội thi thuyết trình về quá trình nghiên cứu sản phẩm, điểm mạnh trong giải pháp công nghệ trước Hội đồng giám khảo. Điểm bài thi bao gồm 80% điểm đánh giá của Hội đồng giám khảo và 20% điểm vote của độc giả VnExpress.

Hà Nội lắng nghe ý kiến các nhà khoa học để phát triển Thủ đôHà Nội lắng nghe ý kiến các nhà khoa học để phát triển Thủ đô

SKĐS - Với tinh thần cầu thị và lắng nghe, lãnh đạo Thành phố Hà Nội mong muốn được đón nhận những ý kiến trao đổi thẳng thắn, trách nhiệm, đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học để phát triển Thủ đô.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Các địa phương vùng cuối nguồn Mê Kông lên phương án ứng phó tác động kênh đào Phù Nam | SKĐS


Tô Hội
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn