Hà Nội

Yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa lao phổi

05-07-2023 15:50 | Y học 360
google news

SKĐS - Lao phổi là thể bệnh hay gặp nhất. Nguồn lây bệnh lao cho người lành chủ yếu là người bệnh mắc lao phổi, đặc biệt là người bệnh có vi khuẩn tìm thấy được bằng xét nghiệm đờm soi kính trực tiếp.

Một bệnh nhân lao phổi có thể lây cho 10 người

Vi khuẩn gây bệnh lao chủ yếu là vi khuẩn lao người (M. tuberculosis hominis), có thể do vi khuẩn lao bò nhưng ít gặp hơn. Một người bị bệnh lao nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ làm lây lan sang người khác.

Trung bình một bệnh nhân lao nếu không được điều trị sẽ lây cho khoảng 10 người. Những người tiếp xúc với bệnh nhân càng nhiều thời gian và càng trực tiếp thì nguy cơ bị lây bệnh càng cao.

Nguồn lây bệnh lao cho người lành chủ yếu là người bệnh mắc lao phổi, đặc biệt là người bệnh có vi khuẩn tìm thấy được bằng xét nghiệm đờm soi kính trực tiếp.

Nguồn lây bệnh lao cho người lành chủ yếu là người bệnh mắc lao phổi, đặc biệt là người bệnh có vi khuẩn tìm thấy được bằng xét nghiệm đờm soi kính trực tiếp.

Bệnh nhân lao phổi khi ho, khạc, hắt hơi… sẽ làm bắn ra môi trường xung quanh những hạt nước bọt có chứa vi khuẩn lao. Những hạt này, đặc biệt những hạt dưới 5 micrômét bay lơ lửng trong không khí, người bình thường hít phải những hạt này sẽ bị nhiễm vi khuẩn lao.

Lao phổi là thể bệnh thường gặp cả ở người lớn và trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo lứa tuổi, nhất là ở người già do sức đề kháng ngày càng giảm đi. Tuy nhiên, số người mắc lao nhiều nhất lại là ở tuổi lao động, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến bản thân gia đình và cộng đồng vì đây là tuổi sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.

Yếu tố thuận lợi, nguy cơ mắc bệnh lao phổi

- Tiếp xúc nguồn lây là một yếu tố rất quan trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ khi mà sức đề kháng miễn dịch đang hình thành, chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là tiếp xúc lâu dài và trực tiếp thì càng dễ bị bệnh.

Vì vậy, khi phát hiện một trường hợp bị lao phổi, thầy thuốc nên khuyên người ở cùng nhà và những người tiếp xúc gần cần có khám sàng lọc và theo dõi trong 2 năm và cần đi khám phát hiện khi có các triệu chứng nghi lao như ho kéo dài, sốt nhẹ về chiều, gầy sút cân hoặc ra mồ hôi đêm kéo dài, dùng các thuốc thông thường không thuyên giảm.

- Một số bệnh, một số trạng thái sức khỏe đặc biệt cũng là điều kiện thuận lợi dễ mắc lao phổi: Bệnh bụi phổi, bệnh phổi do virus, bệnh đái tháo đường, loét dạ dày – tá tràng; có HIV/AIDS, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, nghiện rượu, người già, dùng các thuốc giảm miễn dịch kéo dài (bệnh khớp, bệnh hệ thống)… do sức đề kháng suy giảm.

- Yếu tố gene: Những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vai trò của hệ HLA, Haptoglobulin và một số gene khác được chứng minh có liên quan đến tính cảm nhiễm đối với bệnh lao.

Ngoài những đối tượng có nguy cơ mắc cao, những người bình thường cũng có nguy cơ lây nhiễm lao và mắc lao từ những thói quen hàng ngày như:

+ Không có thói quen đeo khẩu trang, bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại…

+ Làm việc quá sức: khiến cơ thể của chúng ta bị giảm sức đề kháng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi trùng lao tấn công.

+ Uống rượu.

+ Hút thuốc lá, thuốc lào.

+ Thức khuya, mất ngủ: Thức khuya, mất ngủ là nguyên nhân khiến cơ thể bị suy nhược, tinh thần sa sút. khiến tình trạng mệt mỏi, dẫn tới kém ăn lâu dần sẽ dẫn đến suy nhược, sút cân…ảnh hưởng lớn đến đời sống của người bệnh.

Khi bạn chỉ cần có một trong những dấu hiệu sau đây: Ho khạc kéo dài trên 2 tuần; Sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi ban đêm; Mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân; Có thể ho ra máu thì bạn nên đi khám để xác định xem có bị bệnh lao không.

Khi bạn chỉ cần có một trong những dấu hiệu sau đây: Ho khạc kéo dài trên 2 tuần; Sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi ban đêm; Mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân; Có thể ho ra máu thì bạn nên đi khám để xác định xem có bị bệnh lao không.

Phòng bệnh lao phổi

Khi bạn chỉ cần có một trong những dấu hiệu sau đây:

  • Ho khạc kéo dài trên 2 tuần;
  • Sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi ban đêm;
  • Mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân;
  • Có thể ho ra máu thì bạn nên đi khám để xác định xem có bị bệnh lao không.

Để phòng mắc lao theo nguyên tắc chung trước tiên phải thanh toán được nguồn lây, phát hiện triệt để và điều trị khỏi. Những biện pháp khác cũng rất quan trọng:

- Người bệnh: Người lao phổi phải mang khẩu trang, không được khạc nhổ lung tung mà phải khạc vào giấy hoặc ca, cốc để đúng nơi quy định để khử trùng, tiêu hủy. Lấy bệnh phẩm xét nghiệm đúng nơi quy định, thông thoáng; tốt nhất là ở ngoài trời.

- Nhân viên y tế phục vụ bệnh nhân lao, nhất là lao kháng thuốc và những nơi nguy cơ cao như các phòng xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn lao phải mang khẩu trang đúng tiêu chuẩn (N95). Tiếp xúc với người bệnh qua kính ngăn, thực hiện khám chữa bệnh, tư vấn phía sau người bệnh…

- Các cơ sở y tế phục vụ người bệnh lao phải thực hiện tốt quy chế chống lây nhiễm. Đầu tư thích hợp các trang bị phòng hộ cần thiết cho nhân viên và người bệnh. Có kế hoạch và quy trình cụ thể thực hiện đầy đủ và hướng dẫn cụ thể cho nhân viên và người bệnh…

Xem thêm video được quan tâm

Bé trai 27 tháng tuổi nhập viện vì nuốt phải móc khóa |SKĐS


PGS.TS Nguyễn Viết Nhung
Bệnh viện Phổi Trung ương
Ý kiến của bạn