Tỷ lệ mắc bệnh tim đã tăng 2-3 lần trong thập kỷ qua.
Mặc dù các yếu tố như hút thuốc, stress và thiếu hoạt động thể chất là những yếu tố phổ biến làm gia tăng nguy cơ bệnh tim, các yếu tố khác như mang thai muộn, lịch trình làm việc thất thường và rối loạn hormon cũng khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh:
1. Mang thai muộn
Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh tim nếu mang thai sau tuổi 40. Các tế bào nội mô dần bị thoái hóa. Suy giảm chức năng nội mô khiến cho các động mạch bị cứng lại, dẫn tới huyết áp cao. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ nếu bạn có hàm lượng cholesterol cao, nó cũng làm cho máu đặc lại, gây ra sự hình thành mảng bám trong động mạch khiến động mạch bị tắc nghẽn. Bạn cũng có thể có nguy cơ bị tăng huyết áp do mang thai, đây cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
2. Làm việc theo ca
Làm việc khuya cũng như theo ca có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim. Nó không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn mà còn làm thay đổi nhịp sinh học, từ đó làm tăng hàm lượng hormon stress. Ngoài ra, thiếu ngủ và liên tục bị stress cũng kích thích sản sinh các cytokin tiền viêm, làm tổn thương các mạch máu dẫn tới tích tụ cholesterol trong thành động mạch.
3. Rối loạn nội tiết
Hiện nay, những phụ nữ ở độ tuổi 20-30 cũng có thể bị bệnh tim. Mặc dù cuộc sống thiếu vận động là nguyên nhân chính, các rối loạn nội tiết như mất cân bằng tuyến giáp và tiểu đường týp 1 cũng khiến bạn có nguy cơ bị bệnh tim. Khối u tuyến thượng thận làm gia tăng bài tiết adrenalin dẫn tới nhịp tim bất thường, khiến cho sức khỏe tim của bạn bị yếu đi.
4. Các chế phẩm bổ sung
Các bác sĩ khuyến nghị phụ nữ mang thai và mãn kinh nên dùng các chế phẩm bổ sung canxi. Điều này là vì nguy cơ thiếu canxi tăng dần theo độ tuổi, do vậy cần bổ sung canxi vào chế độ ăn. Tuy nhiên, việc bổ sung canxi qua mức có thể làm cứng động mạch do tích tụ canxi làm gia tăng áp lực trong động mạch.
Không chỉ có vậy, hấp thu dư thừa viamin A và vitamin E làm gia tăng nguy cơ bệnh tim vì nó làm tăng huyết áp và các bất thường tim mạch.
Nếu bị bỏ qua, những yếu tố này có thể dẫn tới đau tim và những tình trạng đe dọa cuộc sống khác như sốc liệt do tăng huyết áp và nhiễm toan xeton do tiểu đường.
Dưới đây là một số mẹo để giảm nguy cơ bệnh tim
Không dùng các chế phẩm bổ sung mà không có khuyến nghị của bác sĩ
Kiểm tra huyết áp và đường huyết 6 tháng/lần
Không hút thuốc, chủ động cũng như thụ động vì điều này làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Đi bộ 30 phút 5 lần/tuần và tập yoga và thiền h2-3 lần/tuần để cải thiện chức năng tim.
Thường xuyên đi khám bác sĩ để theo dõi sức khỏe tim mạch và giám sát các biến chứng.