Yếu tố di truyền đối với căn bệnh vảy nến

10-06-2016 10:00 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Tỉ lệ mắc bệnh vảy nến trong tại các khu vực khác nhau thay đổi từ 0 đến 12%, với ước tính khoảng 2 - 3% dân số phương tây bị mắc căn bệnh này. Tỉ lệ ở vùng cực bắc của Liên Bang Xô Viết cũ và Na Uy thay đổi từ 5 - 10% dân số và tỉ lệ cao nhất 12% được tìm thấy ở dân số khu vực bắc cực.

Ở Mỹ, tỉ lệ thay đổi từ 2,2% tới 3,15%. Ở Anh tỉ lệ thay đổi từ 1,3% tới 2,6%. Tỉ lệ phổ biến trong số người Mỹ gốc Phi là 1,3%.Có một tỉ lệ thấp trong số người da đỏ Bắc Mỹ, người Châu Á và người gốc Phi ở phương Tây (0,3%). Ở Nhật Bản tỉ lệ là 0,1-0,2% trong dân số, ở Trung Quốc là 0,3% và hầu như không phát hiện thấy ở người da đỏ bản xứ Nam Mỹ. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2010, tỷ lệ bệnh nhân vảy nến chiếm khoảng 2,2% tổng số bệnh nhân đến khám bệnh.

Nhiều nghiên cứu về gia đình đã cung cấp bằng chứng thuyết phục về khuynh hướng di truyền trong bệnh vảy nến, mặc dù kiểu di truyền vẫn còn chưa rõ ràng. Bệnh sẽ phát triển ở 50% anh chị em ruột của bệnh nhân vảy nến khi cả cha mẹ đều mắc bệnh, nhưng tỉ lệ này giảm xuống còn 16% khi chỉ có cha hoặc mẹ bị vảy nến và giảm hơn nữa còn 8% nếu cha mẹ không ai mắc bệnh. Tỉ lệ cùng mắc bệnh trong những cặp sinh đôi cùng trứng chiếm khoảng 70%, so với chỉ 20% ở những cặp sinh đôi không cùng trứng, một phát hiện có tính hỗ trợ quan điểm về khuynh hướng di truyền trong vảy nến.

Người ta ước tính rằng tính di truyền trong bệnh vảy nến chiếm 60% đến 90%, tuy nhiên tỉ lệ cùng mắc bệnh vảy nến không bao giờ chiếm 100% trong số những cặp sinh đôi cùng trứng và có thể ở mức thấp chỉ khoảng 35%, số liệu này gợi ý rằng yếu tố môi trường cũng đóng một vai trò quan trọng. Chúng ta nên lưu ý một nghiên cứu ở Úc cho thấy tỉ lệ cùng mắc bệnh  chỉ có 35% ở những cặp sinh đôi cùng trứng và 12% ở những cặp sinh đôi không cùng trứng. Điều thú vị là, khi những cặp sinh đôi cùng trứng cùng mắc bệnh vảy nến, nó có khuynh hướng giống nhau ở tuổi khởi phát bệnh, sự phân bố sang thương trên cơ thể, mức độ nghiêm trọng và tiến trình của bệnh, một quan sát không thấy được ở những cặp sinh đôi không cùng trứng.

Vảy nến được xếp loại tuỳ theo tuổi khởi phát bệnh. Vảy nến khởi phát sớm (cũng được xem như là Type I) có sự khởi phát bệnh trước tuổi 40, với đỉnh khởi phát bệnh là 16 - 22 tuổi và chiếm 70% bệnh nhân vảy nến. Vảy nến khởi phát muộn, cũng được gọi là vảy nến Type II, cho thấy khởi phát bệnh sau tuổi 40 với đỉnh khởi phát bệnh giữa 57 và 60 tuổi.

Những con số này liên quan gì tới bạn?

Tùy thuộc vào yếu tố gia đình, nếu người cha hay người mẹ của bạn mắc bệnh vảy nến, trung bình bạn sẽ có 16% khả năng phát triển bệnh vảy nến với điều kiện bạn bị ảnh hưởng bới các yếu tố kích hoạt bệnh vảy nến. Nếu cả cha và mẹ của bạn đều bị vảy nến, khả năng này sẽ tăng lên đáng kể tới 50%; nếu cha và mẹ của bạn không ai mắc bệnh vảy nến thì nó giảm xuống chỉ còn 8% khả năng bạn phát triển bệnh vảy nến. Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận vảy nến xảy ra ở 10,6% anh chị em ruột, 4,2% ở cô, dì, chú, cậu, ông, bà và 1,4% ở anh, chị, em họ của bệnh nhân vảy nến.


Giới tính cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh vảy nến, đặc biệt về vấn đề khi nào căn bệnh bị kích hoạt. Các nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ có khuynh hướng phát triển bệnh vảy nến sớm hơn ở nam giới khoảng 3,5 năm (trung bình ở phụ nữ là 28,68 tuổi trong khi trung bình ở nam giới là 32,2 tuổi)

Tuy nhiên, mặc dù người ta tin rằng tỉ lệ mắc bệnh vảy nến ở nam và nữ là ngang nhau, nam dường như bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như được thấy trong các nghiên cứu mà ở đó người ta ghi nhận theo chỉ số Psoriasis Area and Severity Index (PASI). Ở trẻ em, tuổi khởi phát bệnh trung bình ở bé gái thấp hơn đáng kể so với bé trai, ở bé gái là 5 - 9 tuổi so với 15 - 19 tuổi ở bé trai. Ở nhóm dân số lớn tuổi hơn, các số liệu nghiên cứu dường như gợi ý rằng tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ thực sự đảo ngược. Mỗi nhóm dân số cho thấy đỉnh khởi phát bệnh dường như có mối liên hệ đặc biệt về kiểu hình và gen di truyền. Type I nhiều khả năng có yếu tố di truyền làm phát triển bệnh vảy nến và Type II không thấy có tiền sử gia đình và sẽ xuất hiện giữa tuổi 55-60.

Theo drmichaels.vn

Hệ thống phòng khám chuyên khoa Dr Michaels Psoriasis & Skin Clinic tại 87 Trần não – quận 2, thành phố Hồ Chí Minh và 114A Mai Hắc Đế, Hà nội áp dụng phương pháp Dr Michaels sử dụng các loại thảo dược để điều trị các bệnh vảy nến, bệnh viêm da cơ địa và nhiều bệnh da liễu khác. Phòng khám được áp dụng theo tiêu chuẩn, phác đồ tương tự các phòng khám chuyên khoa Dr Michaels tại Úc, châu Âu với nguồn thảo dược được sản xuất, nhập khẩu từ Úc. Phương pháp Dr Michaels do TS-BS Michaels Tirant (người Úc) phát triển hơn 30 năm qua và được thừa nhận rộng rãi để điều trị căn bệnh vảy nến và nhiều bệnh da liễu khác. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu đánh giá y học tại nhiều nước châu Âu đã chứng minh giải pháp của TS Michaels Tirant đạt hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ. Phương pháp này cũng được đánh giá là an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.

TÀI LIÊU THAM KHẢO

1. Bhalerao A., Bowcock A. M. ; The Genetics of Psoriasis: A Complex Disorder of the Skin and Immune System; Hum. Mol. Genet. (1998) 7 (10): 1537-1545 doi:10.1093/hmg/7.10.1537
2. Kuchekar A.B. et al.; Psoriasis: A comprehensive review; Int. J. of Pharm. & Life Sci. (IJPLS), Vol. 2, Issue 6: June: 2011, 857-877 857
3. Parisi R et al. Global epidemiology of psoriasis: A systemic review of incidence and prevalence. J Invest Dermatol 2012 Sep 27; [e-pub ahead of print]. (http://dx.doi.org/10.1038/jid.2012.339)
4. Menter A., Stoff B.; Psoriasis – Chapter 1 History, Epidemiology and Pathogenesis; 2010; Manson Publishing UK.
5. Schön, M.P., Henning Boehncke W..; Psoriasis; N Engl J Med 2005; 352:1899-1912May 5, 2005DOI: 10.1056/NEJMra041320
6. Rahman P., Elder J. T.; Genetic epidemiology of psoriasis and psoriatic arthritis; Psoriatic arthritis and psoriasis: classification, clinical features, pathophysiology, immunology, genetics; Ann Rheum Dis 2005;64:ii37-ii39 doi:10.1136/ard.2004.030775
7. Duffy, D.L., Spelman, L.S. and Martin, N.G. (1993) Psoriasis in Australian twins. J. Am. Acad. Dermatol., 29, 428–434
8. Farber, E.M., Nall, L. and Watson, W. (1974) Natural history of psoriasis in 61 twin pairs. Arch. Dermatol., 109, 207–211.
9. Queiro,R. et al.; Age at disease onset: a key factor for understanding psoriatic diseaseRheumatology first published online November 22, 2013 doi:10.1093/rheumatology/ket363
10. Farber E.M. Epidemiology and genetics of psoriasis. Jap J Dermatol 1971, 81:632-9.
11. Hägg D, Eriksson M, Sundström A, Schmitt-Egenolf M (2013) The Higher Proportion of Men with Psoriasis Treated with Biologics May Be Explained by More Severe Disease in Men. PLoS ONE 8(5): e63619. doi:10.1371/journal.pone.0063619

12. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu, số: 75/QĐ-BYT, 2015. 161-162


Ý kiến của bạn