Hà Nội

Yêu thầm thầy giáo, phải làm sao?

19-02-2014 15:26 | Tin nóng y tế
google news

Hiện tại em thấy mình yêu thầm thầy giáo. Thầy đã có vợ và hai con. Hằng ngày em đi học và rất hay để ý đến thầy.

Hiện tại em thấy mình yêu thầm thầy giáo. Thầy đã có vợ và hai con. Hằng ngày em đi học và rất hay để ý đến thầy.

Em không biết tại sao mình lại như thế nữa. Có những lần thầy quan tâm đến cảm xúc vui buồn, cuộc sống riêng tư của em nên em rất thích. Mỗi lần được nói chuyện với thầy em thấy rất vui.

Còn thầy thì thay đổi thất thường, lúc tỏ ra rất thoải mái, vui vẻ, lúc rất khó chịu khi giao tiếp với em. Khoảng một tháng trước em cảm thấy thầy rất quan tâm em và việc đó mờ dần đến bây giờ lại rất vô tâm.

Hiện tại em học lớp 11. Em mới phát hiện ra là mình rất nhớ thầy khi không được gặp và rất khó chịu khi thầy thờ ơ với mình. Em không thể tập trung cho việc học cả trên lớp lẫn ở nhà vì nghĩ về thầy, nhiều lúc em phải dùng số điện thoại lạ để nhắn tin vớ vẩn cho thầy để đỡ nhớ nhưng không có hồi đáp. Em không biết mình bị làm sao nữa. Em rất mong việc này không kéo dài thêm. Mong được mọi người giúp đỡ. (Huyền)

120405afamilyTS21-61e52-9218-1392775717.
Ảnh minh họa: News.

 

Trả lời:

Chào Huyền,

Năm nay cháu đang học lớp 11 vậy là ở độ tuổi 17-18. Ở tuổi này, cháu đã bắt đầu có những suy nghĩ lạ về tình cảm, có những rung cảm giới tính trước người khác phái, đặc biệt với những người làm cho cháu cảm phục, yêu thích.

Nói như vậy để cháu thấy rằng, việc cháu có những cảm xúc nhớ nhung, hay nghĩ đến thầy giáo, thậm chí mong muốn được thầy quan tâm chăm sóc… là rất bình thường. Nếu cháu có lỡ “cảm thấy yêu” thầy giáo của mình một chút cũng chẳng sao, đó là quyền được phép của cháu. Tuy nhiên, cháu cũng cần phải nhìn nhận sự việc của mình một cách tỉnh táo.

Thứ nhất, thầy giáo của cháu đã có vợ con, có một gia đình yên ấm.

Bên cạnh đó, cháu cũng cần nhận thấy rằng việc thầy quan tâm đến cháu, chăm sóc và lắng nghe tâm tư của cháu đó là một việc làm đúng chức năng của một giáo viên yêu thương lo lắng cho học sinh. Tình cảm đó, hiển nhiên không phải chỉ dành cho mỗi mình cháu mà còn dành cho các bạn khác trong lớp. Chính vì thế, sẽ có lúc cháu cảm thấy thầy rất quan tâm đến cháu và có lúc thầy có vẻ như không quan tâm, đơn giản là vì thầy còn phải quan tâm đế những bạn khác cần có sự giúp đỡ của thầy hơn.

Có thể, với tình cảm của mình, cháu sẽ muốn thầy chỉ là của riêng mình. Nhưng với thầy, cháu cũng chỉ là một trong những học sinh bình thường mà thôi. Chính vì sự ứng xử đúng vai trò người thầy như thế càng làm cho cháu cảm thấy “thích” thầy nhiều hơn, thần tượng nhiều hơn và “yêu” thầy nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho cháu lúc này, nếu thực sự có tình cảm với thầy, cháu hãy cố gắng giữ kín tình cảm đó trong lòng mình. Đừng bộc lộ tình cảm đó một cách thái quá sẽ làm cho cháu và thầy rớt vào tình huống khó xử trong giao tiếp thầy trò.

Bên cạnh đó, càng “yêu” thầy, cháu càng phải học tốt hơn không chỉ môn của thầy mà còn cả những môn khác nữa. Tâm lý chung, là thầy cô giáo, ai cũng yêu quý những học sinh học khá giỏi, có thái độ ứng xử đúng chuẩn mực học sinh. Mọi tâm sự, nỗi niềm thương nhớ thầy, tình cảm dành cho thầy cháu có thể viết vào nhật ký mỗi ngày của mình, ghi vào đó tất cả tâm sự của mình. Nhật ký đó, cháu có thể giữ cho riêng mình hoặc cũng có thể gửi tặng thầy khi cháu đã tốt nghiệp 12.

Yêu thầy giáo của mình không có gì sai cả cháu ạ. Tuy nhiên, vì đang là học sinh phổ thông nên cháu cần có những ứng xử phù hợp với vai trò học sinh. Mà cách ứng xử đúng đắn nhất đó là giữ đúng cương vị thầy trò, học tốt hơn nữa để trong mắt thầy giáo hình ảnh của cháu luôn là cô học trò dễ thương, học tốt ngoan ngoãn. Thầy giáo sẽ giữ mãi được hình ảnh đẹp của cháu.

Chúc cháu hoàn thành tốt nhiệm vụ học sinh của mình.

 


Ý kiến của bạn