Hà Nội

Yếu đừng vội ra gió - Dừng ASIAD lại thôi!

16-04-2014 06:29 | Thời sự
google news

Xăng xái đăng cai hay… biết mình biết người mà xin rút quyền chủ nhà Đại hội thể thao châu Á – Asiad 18 năm 2019 là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận trong suốt thời gian qua.

Xăng xái đăng cai hay… biết mình biết người mà xin rút quyền chủ nhà Đại hội thể thao châu Á – Asiad 18 năm 2019 là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận trong suốt thời gian qua.

Người viết bài này phải dùng đến hai hình ảnh đối nghịch có vẻ nghịch nhĩ trên cũng là muốn đi vào thực chất của vấn đề. Và nữa, cũng là để (cần lắm) tránh xa cái sự khoa trương, hoa mỹ, sĩ diện hão, không biết mình, biết ta, “con nhái muốn to bằng con bò”…

Dĩ nhiên, việc đăng cai Asiad là dịp thuận lợi để quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam với bạn bè châu lục và thế giới. Rồi nữa, việc đăng cai này cũng sẽ tạo điều kiện để nâng cao cơ sở hạ tầng, thúc đẩy thể thao phát triển, đồng thời còn mở ra cơ hội phát triển cho du lịch.

Ấy là nói đi, nói theo kiểu… đếm cua trong lỗ, thì là như thế, là chúng ta, Việt Nam ta có rất nhiều cái lợi khi đăng cai Asiad 18. Nhưng còn nói lại, nói cho hết nhẽ, liệu sức và tầm của chúng ta liệu có kham nổi việc tổ chức một kỳ Asiad thành công hay không? Bởi lẽ, thông thường (vốn dĩ là như vậy) trên thế giới, châu lục, những quốc gia là chủ nhà của những kỳ đại hội thể thao lớn như Olympic hoặc Asiad phải đáp ứng được rất nhiều điều kiện, trong đó buộc phải có hai điều kiện tiên quyết này, đó là: Cường quốc kinh tế và cường quốc thể thao. Đã vậy, dẫu là thế, (mà thực tế cũng đã chứng minh rồi) một khi khách khứa ai về nhà nấy rồi, thì không ít chủ nhà… gẫy răng, sụn lưng vì những chi phí khổng lồ đã bỏ ra. Nói một cách khác, trong lịch sử chưa có bất kỳ quốc gia nào đăng cai sự kiện thể thao mà thu lãi cả.

Còn Việt Nam ta ư? Hẳn là với người lạc quan nhất, thậm chí “điếc không sợ súng” cũng không dám mạnh miệng mà nhận hai vị thế trên. Về kinh tế, chúng ta là đất nước mới mớm vào quốc gia phát triển, còn thể thao, đừng tính Seagame làm gì. Vẫn chỉ là ao làng. Nước nào đăng cai, nghiễm nhiên có thứ hạng cao. Còn ở tầm châu lục? Mãi đến ngày cuối cùng tại Asiad 16 (năm 2010 tại Quảng Châu, Trung Quốc) đoàn Việt Nam ta mới có được 1 huy chương vàng karatedo.

Nói vậy để thấy rằng sức và tầm, nghĩa là tiềm lực về kinh tế, tầm vóc thể thao của chúng ta còn rất khiêm tốn. Chỉ là ao làng, hội khỏe mà thôi.

Dĩ nhiên chúng ta không bằng lòng, càng không chấp nhận điều này. Nhưng rõ ràng với thực trạng thể thao nước nhà, chớ có hão huyền tơ tưởng đến việc từ nay đến Asiad 18 chúng ta có thể đào tạo được một đội ngũ vận động viên có trình độ và thi đấu ngang ngửa với đối thủ bạn ở cấp châu lục. Ở đây, không phải trong việc có hay không những huy chương vàng cho thể thao Việt Nam. Mà chính là ở… “trình” cấp châu lục của vận động viên chúng ta còn phải được đào tạo, còn phải lâu lâu nữa, tầm mươi, mười năm năm nữa, thể thao nước nhà mới đủ sức. Lại cũng phải thời gian ấy, kinh tế nước nhà mới thực sự bền chắc, phồn vinh, khi ấy ta đăng cai Asiad đâu có muộn.

Cũng bởi thế việc chúng ta từ chối đăng cai Asiad 18 vào năm 1019 là rất cần thiết.

Chớ có sĩ diện, hão huyền, tư lợi… xin được thưa lại một câu của dân gian: “Đã yếu đừng ra gió!”.

 


Ý kiến của bạn