Yến sào, thực phẩm bổ dưỡng nhưng có tốt với người bệnh đái tháo đường?

SKĐS - Yến sào là thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được sử dụng để bồi bổ, nâng cao sức đề kháng. Nhiều người bệnh đái tháo đường vì phải duy trì một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để đảm bảo mức đường huyết an toàn nên họ vẫn băn khoăn liệu ăn yến có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Yến sào, thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe

Yến sào (còn gọi là tổ yến) hoàn toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên, được hình thành từ nước dãi của chim yến. Thành phần dinh dưỡng trong yến sào có đến 31 nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe như kẽm, sắt, đồng, canxi… và 18 loại axit amin (trong đó có 8 loại axit amin mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được). Một số nguyên tố dinh dưỡng chính trong yến sào có thể kể đến như:

  • Protein: 50-60% cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể, giúp củng cố thêm sức đề kháng.
  • Threonine (một loại axit amin tốt cho gan): 2.69% giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Axit aspartic: Giúp thúc đẩy cơ thể sản sinh globutin, hỗ trợ giúp tăng cường hệ miễn dịch và kháng thể.
  • Insoleucine, fructose: Giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe của cơ thể sau mệt mỏi.
Yến sào, thực phẩm bổ dưỡng nhưng có tốt với người bệnh đái tháo đường? - Ảnh 1.

Tổ yến là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên trưởng khoa Nội – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương), yến sào được y học cổ truyền sử dụng như vị thuốc. Yến sào có vị ngọt, tính bình, vào phế, vị, thận, có tác dụng dưỡng âm, nhuận phế, bổ khí, ích tỳ, dưỡng huyết, rất tốt cho người bị tổn thương phổi do COVID-19, giúp giảm ho, tiêu đờm, khó thở, phục hồi chức năng phổi, chống suy nhược cơ thể. Việc sử dụng tổ yến sẽ giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, giúp phát triển thể chất ở người trẻ và bồi bổ thể lực cho người cao tuổi.

Người bệnh đái tháo đường có được ăn yến sào?

TS. Phạm Thùy Dương (khoa Công nghệ sinh học - Trường ĐH Phương Đông), tổ yến là một nguyên liệu tự nhiên, được hình thành 100% từ nước dãi chim yến. Do đó trong thành phần của tổ yến không hề chứa đường. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể sử dụng tổ yến mà không sợ làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể.

Trong thành phần của tổ yến có chứa hai loại axit amin thiết yếu là isoleucine và leucine, có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết đột ngột.

Trong khi đó, chất phenylalanine hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin (một hoạt chất có công dụng giúp vận chuyển ôxy và glucose đi nuôi cơ thể), giúp tăng cường hồng cầu và bổ máu. Do đó việc sử dụng tổ yến thường xuyên sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình.

TS. Phạm Thùy Dương cũng cho biết, trong tổ yến còn có chứa nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng khác, giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh đái tháo đường.

Mặc dù người bị đái tháo đường cần ăn uống khoa học điều độ, tuy nhiên nếu ăn kiêng khem quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất gây mệt mỏi. Lúc này tổ yến chính là một lựa chọn rất tốt nhằm cung cấp chất dinh dưỡng lý tưởng mà không làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể.

Sử dụng yến sào đúng cách

Mặc dù tổ yến rất tốt cho sức khỏe người bệnh đái tháo đường, nhưng để hấp thụ tối đa dưỡng chất trong yến sào mà không làm tăng chỉ số đường huyết, khi chế biến cần lưu ý:

Không sử dụng đường khi chưng yến

Yến sào, thực phẩm bổ dưỡng nhưng có tốt với người bệnh đái tháo đường? - Ảnh 3.

Người bệnh đái tháo đường không nên cho thêm đường khi chế biến yến sào.

Đường phèn, táo đỏ, long nhãn… là những nguyên liệu được thêm vào khi chưng yến để tăng thêm độ ngon và hấp dẫn. Nhưng đối với người bệnh đái tháo đường, do bị rối loạn chuyển hóa làm cho lượng đường trong máu tăng cao và tích tụ trong máu. Vì vậy, người bệnh đái tháo tháo đường nên hạn chế lượng đường cung cấp cho cơ thể. Chính vì thế, khi chế biến tuyệt đối không cho thêm đường, có thể thêm long nhãn và táo đỏ với lượng vừa phải.

Hạn chế tinh bột

Người bệnh đái tháo đường cũng cần hạn chế tinh bột, vì vậy thay vì nấu cháo gạo tẻ, gạo nếp với tổ yến, có thể thay thế bằng gạo mầm. Hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như gà ác, chim câu để tạo nên những món ăn lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Không chế biến quá lâu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên chưng cách thủy tổ yến trong khoảng thời gian từ 20-30 phút để giữ được nguồn dinh dưỡng quý giá. Khi chế biến các món như cháo yến, yến hầm gà… thì cần nấu chín các nguyên liệu khác trước, sau đó thêm lượng yến đã cách thủy vừa đủ vào để yến không bị mất đi các dưỡng chất.

Các món từ yến nên được sử dụng vào buổi sáng khi vừa thức dậy hay buổi tối trước khi đi ngủ để có thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng có trong yến. Nên sử dụng với liều lượng vừa đủ để người bệnh hấp thu tốt nhất các dưỡng chất có trong yến. Người bệnh đái tháo đường nên sử dụng 3-4g yến tinh/ngày, ăn 2-3 lần/tuần.
7 nguyên tắc người bệnh đái tháo đường cần nhớ khi ăn trái cây để tránh lợi bất cập hại7 nguyên tắc người bệnh đái tháo đường cần nhớ khi ăn trái cây để tránh lợi bất cập hại

SKĐS - Trái cây là nhóm thực phẩm cần thiết cho tất cả mọi người, bao gồm cả người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều bệnh nhân đái tháo đường mắc sai lầm khi ăn trái cây khiến đường huyết tăng cao hoặc kiêng ăn dẫn đến thiếu chất.

Xem thêm video đang dược quan tâm:

Người bệnh đái tháo đường có nên ăn xoài?


Vân Khanh
Ý kiến của bạn