Y tế nơi tâm lũ
Tan hoang
Xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn, Yên Bái một trong những xã chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3. Xã có 12 nhà bị sập trôi hoàn toàn, 18 nhà bị ngập nước hỏng một phần, 1 người chết và 6 người bị thương. Đường đi từ huyện đến xã rất khó khăn, gần chục cây số với rất nhiều điểm sạt lở gây ách tắc giao thông, xã bị mất điện, không sóng điện thoại, đi bộ là cách duy nhất mới tiếp cận được.
Khi chúng tôi đến đã là ngày thứ 4 sau lũ, đường mới thông chiều hôm trước, tuy vậy cũng phải mất gần 2 giờ đồng hồ di chuyển trên tuyến đường chưa đến 10 km.
Trạm y tế xã Sùng Đô bùn đất vẫn còn bám đặc quánh
Trạm Y tế xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn – nơi thường ngày chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nơi đây, nay tan hoang, ngổn ngang củi gỗ, bùn đất đặc quánh. Cơn lũ quét qua bất ngờ đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động của trạm. Khó khăn, thiệt hại là vậy nhưng những cán bộ y tế nơi đây vẫn hàng ngày, hàng giờ nỗ lực cùng các lực lượng địa phương khắc phục, dọn dẹp, duy trì công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân trong và sau lũ rút.
Đón chúng tôi, các cán bộ trạm y tế xã Sùng Đô rất bất ngờ!. Trạm trưởng y tế xã, y sỹ Hoàng Văn Sơn, thông tin ngay những công việc đã làm. Ngay khi lũ về, các cán bộ trạm y tế xã đã kịp thời vận chuyển thuốc men và trang thiết bị tạm sơ tán đến nhà đồng chí Vàng Vảng Chống - bí thư đảng bộ xã để đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho người dân.
4 cán bộ của trạm; 5 nhân viên y tế thôn bản và 1 cán bộ của Trung tâm y tế huyện được cử đến ngay từ ngày đầu đã tủa đi các thôn bản, hướng dẫn người dân xử lý nước, vệ sinh, ăn chín, uống sôi và cấp phát viên cloramin để khử trùng nước. Khi xã đang bị cô lập hoàn toàn, thông tin liên lạc gián đoạn thì đội ngũ y tế ở cơ sở, gần sát với người dân, luôn chủ động,có mặt kịp thời nơi người dân cần để hỗ trợ. Sự hỗ trợ kịp thời ấy đã làm cho người dân nơi đây thêm tin tưởng và ấm lòng hơn sau cơn lũ dữ.
Tạm quên nỗi đau
Chẳng còn thấy sự chỉn chu với giày, áo, mũ blu trắng chỉnh tề như thường lệ. Đói thì ăn tạm gói mỳ tôm lót dạ, tất bật mỗi người một việc, người thì đón tiếp và khám bệnh cho người dân, người thì xếp lại tủ thuốc, người thì chuẩn bị thuốc, vật tư để đến thôn xa nhất hôm nay đã tiếp cận được. Sự giản đơn và khẩn trương ấy đã nói lên sự cố gắng hết mình của những người cán bộ y tế cơ sở.
Y sỹ Giàng A Sàng khám bệnh, phát thuốc cho người dân
Y sỹ Giàng A Sàng, một cán bộ trạm y tế người dân tộc Mông bồi hồi nhớ lại, đêm và rạng sáng ngày xảy ra lũ, anh đang trực tại trạm, thấy lũ cuốn về đến sân trạm, anh đã cùng nữ hộ sinh Quế, nữ hộ sinh Chủ và một số cán bộ kịp thời vận chuyển thuốc men và trang thiết bị ra khỏi trạm để đảm bảo an toàn. Trong khi đó tin từ gia đình anh cũng bị nước lũ tràn vào nhà, vợ chồng người anh trai thì mất tích do đi làm nương xa ở lại trên lán chưa thấy về (hai ngày sau thì tìm thấy vì trú được vào 1 hang đá), nhưng vì nhiệm vụ anh vẫn bám trạm hàng ngày, vẫn đảm nhận và hoàn thành mọi công việc được giao.
Chia sẻ với tôi anh nói : “mình cũng lo lắm, nhưng vì biết lo cũng không làm gì được, mà việc thì đang cần mình, vợ cũng ủng hộ, nên yên tâm đi làm giúp bà con thôi”.
Nữ hộ sinh Vũ Thị Quế, người đã có 16 năm gắn bó với Sùng Đô, một xã đặc biệt khó khăn với tỷ lệ người dân tộc Mông lên tới gần 90%, đã chia sẻ: khi mới lên đây, em cũng thấy nản lắm vì không biết tiếng, phong tục người dân rất khác, ốm nhiều người không chịu đến trạm khám, chỉ mời thầy cúng, khi đến trạm thì quá nặng rồi, ăn ở thì kém vệ sinh, vận động mãi cũng không chuyển biến. Dần rồi quen, em đã nói được tiếng dân tộc, nên người dân đã tin tưởng hơn, chúng em đã vận động được nhiều người tự giác đến khám bệnh tại trạm y tế khi ốm, hoặc cho phép cán bộ y tế đến khám bệnh tại nhà với những trường hợp nặng.
Chia tay với 4 cán bộ trạm y tế xã Sùng Đô trong cái ánh nắng gay gắt của mùa hè, những cái nắm tay bịn rịn, những ánh mắt, nụ cười của họ chứa chan niềm tin và hy vọng, như chưa hề chứng kiến cơn lũ dữ vừa qua. Xe đã lăn bánh đi xa nhưng hình bóng các cán bộ y tế của trạm vẫn đứng đó, vẫy tay chào chúng tôi chân thành và mộc mạc như chính những thâna họ./.
Bài, ảnh: Bích Thúy
-
Hai chân tê bại, không đi được do THOÁI HÓA ĐĨA ĐỆM, ông ấy vui mừng khi biết đến...
-
Tôi nuối tiếc khi vợ bị parkinson mà không biết cách này sớm hơn
-
Công nghệ nội soi dạ dày đại tràng NBI- 5P: 4 điều làm nên điều khác biệt
-
Giải pháp tối ưu khi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện có sỏi thận, sỏi tiết niệu
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Vụ trẻ 4 tháng tuổi tử vong ở Mường La: Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xác minh vụ việc minh bạch
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ phản ánh "trường hợp mất tim thai của sản phụ" tại Bệnh viện Bưu điện
Hội thi điều dưỡng trưởng giỏi- thanh lịch ngành Y tế năm 2018
Vụ bé 4 tháng tử vong ở Mường La: Trẻ suy hô hấp truỵ tim mạch không phục hồi
“Trao hy vọng – Nhận niềm tin” - Slogan chính thức của Bệnh viện K
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Những cách dễ dàng để giảm cân
SKĐS - Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống của bạn và một số bữa ăn được lên kế hoạch tốt có thể giúp bạn giảm cân nhanh chóng. - Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
- Lời khuyên của giám đốc Bệnh viện K dành cho người bệnh ung thư
- Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày