Hà Nội

Ý nghĩa việc xét nghiệm acid uric máu và giải pháp khi acid uric tăng

19-07-2023 06:57 | Y học 360
google news

SKĐS - Xét nghiệm acid uric máu là một xét nghiệm thường quy được sử dụng để chẩn đoán một số bệnh lý gây tăng hoặc giảm acid uric trong máu.

Thông thường, acid uric chỉ tồn tại một lượng nhỏ trong máu và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân khiến acid uric máu tăng

Acid uric được tạo ra khi cơ thể phân hủy các bazơ purin ngoại sinh có trong thực phẩm hoặc purin nội sinh tạo ra trong quá trình phá hủy tế bào tự nhiên trong cơ thể. Quá trình này được thực hiện chủ yếu ở gan, sau đó acid uric được lọc ở thận và bài tiết ra ngoài theo nước tiểu. Một ít acid uric được thải qua đường tiêu hóa. Acid uric trong máu tăng được gọi là hội chứng tăng acid uric máu. Xét nghiệm acid uric rất hữu ích trong xác định bệnh gout, bệnh thận và một số tình trạng khác.

Xét nghiệm acid uric máu là một xét nghiệm thường quy được sử dụng để chẩn đoán một số bệnh lý gây tăng hoặc giảm acid uric trong máu.

Xét nghiệm acid uric máu là một xét nghiệm thường quy được sử dụng để chẩn đoán một số bệnh lý gây tăng hoặc giảm acid uric trong máu.

Có nhiều nguyên nhân làm acid uric tăng bao gồm chế độ ăn và một số bệnh lý. Người bệnh có chế độ ăn mất cân đối, uống nhiều bia rượu, tiêu thụ nhiều thức ăn chứa đầy chất đạm như thịt đỏ, hải sản. Bệnh nhân bị gút, biểu hiện qua các đợt gút cấp. Người mắc các bệnh ung thư như ung thư di căn, đa u tủy xương,... hoặc/và đang trong liệu trình điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị….

Vì vậy mà xét nghiệm acid uric máu có thể chỉ ra một số tình trạng sức khỏe làm tăng tổng hợp quá mức acid uric và/hoặc giảm thải acid uric. Mức độ acid uric máu có thể được phát hiện dễ dàng qua xét nghiệm máu.

Ý nghĩa của việc xét nghiệm acid uric

Xét nghiệm này là một phần của khám sức khỏe tổng quát định kỳ để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu. Qua đó, tìm nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric hoặc giảm thải acid uric, cũng như tầm soát các bệnh lý do tăng acid uric máu gây ra.

Xét nghiệm acid uric không phải là xét nghiệm chẩn đoán bệnh gout, nhưng các triệu chứng của gout kết hợp với acid uric máu cao là cơ sở để chẩn đoán. Tuy nhiên, khoảng 20-30% trường hợp bị gout nhưng có nồng độ acid uric bình thường. Cần làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định nguyên nhân.

- Acid uric trong máu tăng do tăng sản xuất acid uric. Một số nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric thường gặp là: Tăng acid uric máu tiên phát; Thiếu máu do tan máu; Béo phì; Chế độ ăn giàu purin; Nhiễm độc thai nghén; tiền sản giật…

- Một số nguyên nhân gây giảm bài tiết acid uric thường gặp là: Suy thận; Nghiện rượu; Dùng thuốc lợi tiểu; Suy tim…

Khi bạn thấy các triệu chứng như sau thì nên đi làm xét nghiệm acid uric máu:

- Đau ngón chân, tay, mắt cá chân, đầu gối…

- Bị sưng đỏ, tấy các vùng khớp

- Khớp có cảm giác ấm khi chạm vào.

Xét nghiệm acid uric có thể được chỉ định để theo dõi bệnh gout, suy giảm chức năng thận, suy thận, các bệnh máu và thiếu máu do tan máu, bệnh nhân nghiện rượu. Ở bệnh nhân điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị, xét nghiệm acid uric đảm bảo rằng nồng độ acid acid không tăng cao nguy hiểm.

Acid uric trong máu cao hơn bình thường nhưng không gây ra triệu chứng nào được gọi là tăng acid uric máu không triệu chứng.

Acid uric trong máu cao hơn bình thường nhưng không gây ra triệu chứng nào được gọi là tăng acid uric máu không triệu chứng.

Phải làm gì khi tăng acid uric máu?

Acid uric trong máu cao hơn bình thường nhưng không gây ra triệu chứng nào được gọi là tăng acid uric máu không triệu chứng. Trường hợp này khá phổ biến, phần lớn không cần điều trị mà chỉ cần điều chỉnh lối sống.

Chỉ số uric cao bao nhiêu thì bị bệnh là lo lắng của rất nhiều người. Theo tiêu chuẩn y khoa, ở nam giới mức acid uric trong máu được coi là bình thường sẽ nằm trong khoảng 202 - 416 μmol/l; còn ở nữ giới là từ 143 - 399 μmol/l. Vượt quá giới hạn này đồng nghĩa với việc bạn đang bị tăng acid uric máu. Nồng độ acid uric trong máu cũng sẽ tăng giảm tùy theo chế độ dinh dưỡng. Nồng độ acid uric sẽ gia tăng khi tăng tiêu thụ lượng lớn purin vào cơ thể như các loại thịt đỏ, hải sản có vỏ, rượu bia…

Ngoài ra, nồng độ acid uric máu cũng tăng trong những trường hợp tổn thương thận như suy thận, làm giảm thải trừ acid uric ra khỏi cơ thể. Những bệnh lý đột biến gen gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa purin và đào thải acid uric cũng gây nên tình trạng này.

Khi acid uric tăng cao kèm theo triệu chứng, tùy vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu được chẩn đoán gout, bạn cần điều trị bao gồm dùng thuốc và điều chỉnh lối sống. Đó là:

  • Tránh các thực phẩm chứa nhiều purin là: măng tây, đồ uống chứa caffein, nấm, rau bina, rượu bia và nội tạng động vật.
  • Hạn chế nước ngọt đóng chai, hạn chế ăn hải sản.
  • Tăng cường vận động thân thể.
  • Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít nước mỗi ngày) để đẩy nhanh hoạt động đào thải acid uric của thận.
  • Ngoài ra, cần dùng thuốc điều chỉnh acid uric trong các trường hợp khác như: bị sỏi thận kèm theo tăng acid uric trong máu, có dấu hiệu tổn thương thận, xét nghiệm thường xuyên có kết quả nồng độ acid uric cao trên 10 mg/dl và đã điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt nhưng không hiệu quả.

Xem thêm video được quan tâm

Vì sao dân văn phòng hay bị đau vai gáy? I SKĐS


Bs Hà Vinh
Ý kiến của bạn
Tags: