Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10

12-10-2024 17:57 | Xã hội
google news

SKĐS - Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 dần trở nên quen thuộc trong xã hội. Tuy vậy, ý nghĩa và nguồn gốc ngày Doanh nhân Việt Nam thì không phải ai cũng biết rõ.

Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 là thông tin được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

Nguồn gốc ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10

Về nguồn gốc ngày Doanh nhân Việt Nam, ngày 13/10/1945, sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới Công Thương Việt Nam. Trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Hiện nay, Công Thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích lợi quốc dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế, tài chính vững vàng và thịnh vượng.

Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng. Vậy, tôi mong giới công thương nỗ lực khuyên các nhà công nghiệp và thương nghiệp mau mau gia nhập công thương cứu quốc đoàn, cùng đem vốn vào làm công cuộc ích quốc lợi dân".

Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10- Ảnh 1.

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt giới Công Thương Hà Nội (Ảnh tư liệu).

Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 20/9/2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg về Ngày Doanh nhân Việt Nam. Theo đó, lấy ngày 13 tháng 10 là "Ngày Doanh nhân Việt Nam", quy định việc tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam hàng năm phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức, bảo đảm các yêu cầu: giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.

Đồng thời, biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Trên đây là nguồn gốc ra đời ngày Doanh nhân Việt Nam, nguồn gốc ngày 13/10 chính thức.

Như vậy, năm 2024 là tròn 20 năm ra đời ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.

Ý nghĩa ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10

Về ý nghĩa ngày Doanh nhân Việt Nam, sự ra đời của ngày đặc biệt này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện những đường lối chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tôn vinh vai trò đặc biệt của các doanh nhân trong quá trình phát triển đất nước.

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 không chỉ là một dịp kỷ niệm mà còn là một nguồn động viên mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nhân, tiếp tục phấn đấu mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn và thách thức, đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.

Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10- Ảnh 2.

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 có nhiều ý nghĩa quan trọng.

Trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của doanh nhân ngày càng quan trọng và đòi hỏi sự đảm đương lớn. Ngày Doanh nhân Việt Nam không chỉ là dịp để tôn vinh họ mà còn là cơ hội để những doanh nhân tài năng và có ý thức trách nhiệm thể hiện sự cam kết của họ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Với ý nghĩa ngày 13/10 quan trọng như vậy, vào ngày này, nhiều hoạt động kỷ niệm, nhiều giải thưởng tôn vinh các doanh nhân Việt Nam ưu tú được tổ chức. Cùng với đó, những món quà, lời chúc ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 cũng được gửi tặng đến những người làm kinh doanh.

Ngày Doanh nhân Việt Nam năm 2024 rơi vào Chủ nhật, ngày 13/10/2024.

Những ‘đại doanh nhân’ Việt Nam nổi tiếng yêu nướcNhững ‘đại doanh nhân’ Việt Nam nổi tiếng yêu nước

SKĐS - Những nhà “đại doanh nhân” Việt Nam đầu thế kỷ 20 như Trịnh Văn Bô, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà… không chỉ nổi tiếng giàu có, tài ba mà còn một lòng yêu nước, luôn ủng hộ và có đóng góp lớn cho cách mạng.


Hoàng Cường (T/h)
Ý kiến của bạn