Hà Nội

Ý kiến luật sư về Đề án thu phí vào nội đô để giảm ùn tắc từ 2024

23-10-2022 10:16 | Xã hội
google news

Theo luật sư Diệp Năng Bình, thí điểm Đề án thu phí ô tô vào nội đô để giảm ùn tắc năm 2024 là chưa phù hợp và không mang lại hiệu quả. Thậm chí, đây có thể là nguyên nhân gây thêm ùn tắc, tăng chi phí xã hội và tạo ra sự di chuyển cơ học cho người dân.

Liên quan đến Đề án"Thu phí phương tiện vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc giao thông", luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho rằng, giải pháp giảm ùn tắc này tuy không mới nhưng phải được xem xét trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng giao thông và quan trọng nhất chính là ý thức của người dân.

Theo Luật sư, các nước trên thế giới chỉ thu phí nội bộ một lần nhưng điều kiện về hạ tầng giao thông của họ rất khác so với Việt Nam.

Với Hà Nội, tình trạng giao thông thường xuyên ùn tắc, giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân đi vào thành phố là điều cần thiết.

Luật sư 'phản đối' thí điểm Đề án thu phí vào nội đô để giảm ùn tắc từ 2024 - Ảnh 2.

Theo luật sư Diệp Năng Bình, thí điểm Đề án thu phí ô tô vào nội đô để giảm ùn tắc năm 2024 là chưa phù hợp và không mang lại hiệu quả. Thậm chí, đây là nguyên nhân gây thêm ùn tắc, tăng chi phí xã hội và tạo ra sự di chuyển cơ học cho người dân.

Luật sư Bình cho biết: "Mặc dù tích cực của đề án này chính là giảm thiểu phương tiện cá nhân thay thế bằng việc sử dụng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc giao thông và giảm thiểu về tai nạn giao thông. Nhưng việc thu phí nội bộ liệu có phải là giải pháp để giải quyết vấn đề ùn tắc hay không thì quan điểm của tôi cho rằng, tại thời điểm này chưa khả khi để thực hiện việc thu phí vào nội đô. Việc thực hiện thu phí vào nội đô là phương án trong đề án giảm ùn tắc giao thông và giảm phương tiện cá nhân, giúp cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông, giúp người dân sử dụng nhiều hơn đến các phương tiện công cộng".

Song, theo luật sư Diệp Năng Bình, muốn thực hiện giải pháp trên thì cần phải thực hiện đồng bộ giải pháp khác. Cụ thể là tăng cường, cải thiện mạng lưới giao thông công cộng.

Bởi, hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế, việc người tham gia giao thông sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô chiếm gần như tuyệt đối. Việc xây dựng các công trình như tàu điện công cộng mới chưa được phổ biến rộng rãi, thói quen sử dụng phương tiện cá nhân vẫn còn là một nét đặc trưng của người dân Hà Nội.

Do đó, việc lắp đặt gần 100 trạm thu phí xung quanh địa bàn Hà Nội chắc chắn sẽ gây ra tình trạng đã ùn tắc lại càng thêm ùn tắc.

Luật sư 'phản đối' thí điểm Đề án thu phí vào nội đô để giảm ùn tắc từ 2024 - Ảnh 3.

Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng LS Tinh Thông Luật cho rằng, thí điểm Đề án thu phí các phương tiện vào nội đô năm 2024 chưa phải thời điểm thích hợp.

Mặt khác, từ tình trạng tắc càng thêm tắc, sẽ gây ra sự bức xúc trong vấn đề việc làm.

Bởi việc ùn tắc sẽ gây ra tình trạng sự ô nhiễm môi trường từ khói xe tăng, ảnh hưởng sức khỏe người tham gia giao thông. Với xu hướng ô nhiễm không khí này và ùn tắc giao thông sẽ khiến người lao động có xu hướng "bỏ phố" để "về quê" hoặc di dời ra khu vực ngoại thành tìm việc làm. Trong khi việc làm ở khu vực ngoại thành lại không nhiều, không hấp dẫn nên dẫn đến tình trạng bức xúc trong vấn đề việc làm.

Việc lắp đặt trạm thu phí đi kèm là các thiết bị, máy móc... tác động tới nguồn ngân sách nhà nước, trong khi nguồn ngân sách này có thể "giải quyết" được nhu cầu về trường học, tăng cường cải thiện công trình công cộng, giải quyết các vấn đề tồn đọng trong giao thông công cộng…

Mục tiêu để áp dụng lắp đặt các trạm thu phí sẽ có điểm tích cực nếu như nhu cầu đi lại của người dân sử dụng nhiều đến các phương tiện công cộng. Từ đó, giảm thiểu các phương tiện cá nhân trên các tuyến đường tại thành phố Hà Nội.

Do đó, luật sư Bình cho rằng, đây là thời điểm chưa phù hợp và không mang lại hiệu quả từ các trạm thu phí. Nếu áp dụng việc lắp đặt các trạm thu phí có thể sẽ là nguyên nhân khiến việc ùn tắc giao thông trở nên phức tạp hơn, tăng chi phí xã hội và tạo ra sự di chuyển cơ học cho người dân. Do đó, nếu áp dụng giải pháp thu phí trong bối cảnh này sẽ tạo ra sự khó khăn cho người dân, cản trở các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.

Vừa qua, đơn vị tư vấn đại diện Trường Đại học Giao thông vận tải đã bổ sung, hoàn thiện báo cáo Sở Giao thông vận tại Thành phố Hà Nội lần thứ 3 về đề án "Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào".

Dự kiến đề án sẽ được thực hiện vào năm 2024, khung phí sẽ làm căn cứ cho việc xây dựng dự án đầu tư công nghệ thu phí và sẽ có sự điều chỉnh mức thu phí phù hợp, chính xác theo từng giai đoạn.

Theo dự kiến, đến năm 2025 sẽ có gần 100 trạm thu phí tại các tuyến hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ô tô vào nội đô tại địa bàn thành phố Hà Nội.

Thu phí vào nội đô tạo ra bất bình đẳng, ảnh hưởng quyền đi lạiThu phí vào nội đô tạo ra bất bình đẳng, ảnh hưởng quyền đi lại

SKĐS - Nhiều người cho rằng, nếu đề án thu phí ô tô vào nội đô được triển khai sẽ tạo ra bất bình đẳng giữa dân cư nội đô, ngoại đô và ngoại tỉnh.


Bảo Minh
Ý kiến của bạn