Các lệnh miệng trong bệnh viện sau đó sẽ được hợp thức hóa bằng văn bản và ghi trong hồ sơ bệnh án. Lệnh miệng được bác sĩ ban ra và y tá là người thực hiện.
Hầu như không có bác sĩ nào dám phủ nhận lệnh miệng của mình cho dù người đó có thể là người "thường có vấn đề" vì khi phủ nhận lệnh miệng của mình thì bác sĩ đó "xem như rời bỏ cuộc chơi" và bị tất cả mọi người nhìn bằng con mắt khinh rẻ và gần như không thể làm việc được.
Thời còn là sinh viên tôi đã từng biết một bác sĩ nội trú phủ nhận lệnh miệng của mình tại BV NDGĐ và BS. Đặng Thị Bạch Yến (đã mất) kêu bác sĩ đó đến và nói: em đã phạm một lỗi nghiêm trọng và tôi buộc phải chuyển em sang bệnh viện khác vì em không thể tiếp tục làm nội trú ở đây được nữa.
Gần đây, tôi cũng có nói với một bác sĩ đàn em là: em có thể phũ nhận lệnh miệng của mình để tránh bị hạ bậc ABC nhưng em sẽ nhận lấy sự coi thường của tất cả nhân viên và em sẽ không thể làm việc được vì điều này rất là tồi tệ. Người bác sĩ đàn em này sau đó đã rút lại lời phủ nhận.
Cần có dũng khí để chấp nhận sai lầm nhưng lỗi nghiệp vụ luôn được "châm chước" hơn là lỗi đạo đức.