Hà Nội

“Y bác sĩ Việt Nam đã hồi sinh cuộc đời tôi”

10-09-2021 22:07 | Sự hi sinh thầm lặng
google news

SKĐS - Nhiều bệnh nhân người nước ngoài đang điều trị tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM rưng rưng xúc động trước sự chăm sóc của thầy thuốc và các tình nguyện viện.

"Cảm ơn các y bác sĩ Việt Nam đã hồi sinh cuộc đời tôi" đó là những lời nói của các bệnh nhân người nước ngoài mắc covid-19 sau những ngày vật lộn với bệnh tật. 

Nhọc nhằn níu sự sống

Sau gần chục ngày các nhân viên y tế ngày đêm túc trực bên giường bệnh theo dõi từng nhịp đổi thay của máy theo dõi sinh tồn, chiều muốn 10/9, ông Yokolo Bayyenda (người Congo, sinh năm 1957) đã có thể nói chuyện.

Người nước ngoài mắc COVID-19 nặng: “Y bác sĩ Việt Nam đã hồi sinh cuộc đời tôi” - Ảnh 2.

BS Huy chăm sóc, hỏi han ông Bayyeanda chiều tối 10/9

Nước mắt hạnh phúc của Bayyenda  trào ra khi được bước về từ cửa tử. Đến TP.HCM làm việc, yêu và gắn bó suốt nhiều ngày tháng. Cuộc sống cũng tạm ổn cho đến khi bị nhiễm COVID-19, các triệu chứng xuất hiện ngày càng diễn tiến nặng. Khi khó thở, oxy tụt mạnh thì ông được đưa vào Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM để cấp cứu.

Bất đồng ngôn ngữ nhưng các kí hiệu và hành động của thầy thuốc được bệnh nhân hiểu ngay vì chính Bayyenda cũng không rành nhiều tiếng Anh.

Một người nước ngoài từng mắc COVID-19 và đã khỏi bệnh chia sẻ: Những ngày sự sống mong manh các nhân viên y tế cùng tình nguyện viên đã động viên ông ăn, lau người, dìu đỡ ông đi vệ sinh… Khi tỉnh táo thì được cổ vũ tinh thần kịp thời. Bệnh từ nguy kịch đến nay đã chuyển nhẹ dần. Ông rất cảm động. 

Người nước ngoài mắc COVID-19 nặng: “Y bác sĩ Việt Nam đã hồi sinh cuộc đời tôi” - Ảnh 4.

Bệnh nhân đã dần hồi phục nhanh

Trực tiếp tham gia giành giật sự sống cho nhiều bệnh nhân COVID-19 là người nước ngoài, BS Phạm Minh Huy (Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện đang quản lý Khoa 7A Bệnh viện hồi sức người bệnh COVID-19 TP.HCM) chia sẻ: Khó khăn lớn nhất là bất đồng ngôn ngữ. Tuy nhiên chúng tôi kiên trì áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp để giải thích. Điều quan trọng nhất là giúp họ không được bỏ các phương tiện thở oxy ra. Sau đó là tuân thủ đúng các phác đồ điều trị của Việt Nam. Vì nếu hoảng loạn hay một sự không hiểu họ bỏ ra thì bệnh sẽ diễn biến xấu đi. Khoa chúng tôi từng nỗ lực điều trị bệnh nhân Trung Quốc. Hiện  tại đang điều trị cho một người  Congo.

Vượt lên mọi gian khó

Có những đêm, cả BS Huy và ê kíp của mình hầu như bước chân không ngơi nghỉ bởi các bệnh nhân chuyển lên đều nặng. Bất cứ thay đổi nào là cần được xử lý một cách nhanh nhất.

BS Huy bộc bạch: "Rất nhiều áp lực. Đặc biệt đối với người nước ngoài, mình vừa điều trị vừa phải giải thích bằng mọi biện pháp để họ hiểu. Ca bệnh đặc biệt nhất từng gặp phải đó là một người Trung Quốc. Bệnh nhân béo phì. Khi vào viện đã chuyển biến xấu, thở oxy dòng cao (HFNC). Ê kíp đã tính đến phương án đặt nội khí quản. 

Tuy nhiên bệnh nhân thừa ký quá nên chuyển đổi sang truyền thuốc kháng đông kết hợp duy trì oxy dòng cao. Từ từ bệnh nhân đã cai được máy thở oxy. Khi bệnh nhân hồi tỉnh dần, chúng tôi áp dụng biện pháp động viên tâm lý, chăm sóc suốt ngày đêm. Cuối cùng đã giành được sự sống trở lại, bệnh nhân được xuất viện trong niềm vui không diễn tả thành lời. Mỗi sự hồi sinh như thế lại như món quà khích lệ với y bác sĩ".

Người nước ngoài mắc COVID-19 nặng: “Y bác sĩ Việt Nam đã hồi sinh cuộc đời tôi” - Ảnh 5.

Điều dưỡng Huế cùng các nhân viên khác không quản ngày đêm chăm lo cho bệnh nhân cả nước ngoài lẫn trong nước

Tại Khoa 7A có trên 60 bệnh nhân nặng. Trong đó có 15 bệnh nhân thở máy, gần 30 bệnh nhân thở oxy dòng cao còn lại là thở oxy mask. Mỗi tua trực có 5 bác sĩ; 10-12 điều dưỡng. Các kíp trực chia làm ba ca. Có những người đã bám trụ ngay từ ngày đầu bệnh viện được thành lập (đầu tháng 7) cho đến nay. 

Chăm sóc bệnh nhân COVID-19 ở Bệnh viện hồi sức người bệnh COVID-19 TP.HCM

Khó khăn nhân lên vì bất đồng ngôn ngữ khi từng ngày cận kề chăm lo cho người nước ngoài nhưng các nhân viên y tế bền bỉ vượt qua mọi áp lực. Suốt những ngày qua, điều dưỡng Huế cùng các nhân viên khác lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho bệnh nhân người Congo. Cac y bác sĩ khác cũng vậy. Ngay cả hai vợ chồng BS Huy gần 3 tháng nay cũng túc trực điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Mời bạn đọc xem thêm video đang đươc quan tâm:

Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch trong giãn cách xã hội


Hà Văn Đạo
Ý kiến của bạn