Hà Nội

Xuất huyết âm đạo bất thường là bệnh nặng trong sốt xuất huyết

27-10-2016 11:04 | Đời sống
google news

SKĐS - Bé Nguyễn Thị Kim P, 13 tuổi, nhà ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang vừa được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, vì bé bị sốt và xuất huyết âm đạo.

Mẹ em cho biết, bé P bị sốt cao, uống thuốc hạ sốt không bớt, đến ngày thứ 5 thì bé bị mệt, rong kinh, nên đưa vô bệnh viện. Tại đây, bác sĩ khám thấy da bé D, lừ đừ, đau bụng, tay chân mát, kết quả xét nghiệm thấy bé bị tiểu cầu giảm thấp, máu có hiện tượng cô đặc, nên chẩn đoán là bị bệnh Sốc sốt xuất huyết Dengue/ Xuất huyết âm đạo. Sau đó, bé được cho truyền dịch và huyết tương tươi cấp cứu. Sau 24 giờ nhập viện, bé D đã khỏe hơn và hết ói ra máu. Mẹ em lo lắng hỏi bác sĩ có phải em P bị rong kinh không? Bác sĩ giải thích ở tuổi dậy thì như P thì có thể có rối loạn kinh nguyệt, nhưng trong trường hợp này là P bị xuất huyết âm đạo do bệnh sốt xuất huyết.

Về mặt chuyên môn, phụ nữ mỗi tháng đến chu kì kinh nguyệt xuất huyết âm đạo là chuyện bình thường, nhưng nếu gặp hiện tượng xuất huyết âm đạo nhưng không phải trong chu kì kinh nguyệt, xảy ra bất thường phải cảnh trẻ đang bị bệnh khác.

xuat huyet am dao, sot xuat huyet, xuat huyet am dao thuong la dau hieu benh nang trong sot xuat huyet

Hinh bé P đang nằm ở BV Tiền Giang

Trong bệnh sốt xuất huyết có 2 biến chứng quan trọng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời, đó là sốc do thất thoát huyết tương và rối loạn đông máu. Khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue, thành mạch của bệnh nhân bị tổn thương và tăng tính thấm, tiểu cầu giảm, các yếu tố đông máu giảm, do bị tiêu thụ vào quá trình tăng đông máu, suy chức năng gan, giảm tổng hợp các yếu tố đông máu. Các quá trình xuất huyết đó xảy ra từ ngày thứ 4 - 7 của bệnh khi đang sốt cao hoặc hạ sốt.

Thông thường bệnh sốt xuất huyết hay gặp các dạng xuất huyết dưới da: Có các dạng chấm, nốt đốm dải xuất huyết lớn hơn là các mảng xuất huyết có thể gặp các "u" hoặc "bọc" xuất huyết dưới da. Đốm xuất huyết thường rải rác khắp cơ thể, nhiều ở vùng da mỏng như mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, hai bên mạn sườn mọc dày ở cẳng chân, tay. Những nơi bị va đập như chỗ đo huyết áp, đánh gió, đâm kim tiêm truyền, véo da thường để lại dải hoặc mảng xuất huyết. Xuất huyết niêm mạc: Hay gặp nhất là chảy máu cam, chảy máu nướu răng, xuất huyết dưới kết mạc mắt ít gặp hơn. Xuất huyết phủ tạng: Phổ biến là xuất huyết tiêu hoá, sau đó là xuất huyết tiết niệu, hô hấp, xuất huyết não, màng não,... bé gái tuổi dậy thì thường gặp xuất huyết tử cung, âm đạo.

Trong thời gian mưa nhiều như hiện nay, muỗi phát triển dễ truyền bệnh sốt xuất huyết, vì vậy  bà con mình phải cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết, chú ý trẻ gái dậy thì khi có xuất huyết âm đạo bất thường thì nên đi khám bệnh ngay.


BS. Nguyễn Thành Úc
Ý kiến của bạn