Xử trí ra máu bất thường ở âm đạo khi dùng nội tiết tránh thai

15-08-2013 10:15 | Đời sống
google news

Ra máu bất thường âm đạo là một thuật ngữ nói lên tình trạng ra máu ngoài chu kỳ kinh bình thường của chị em phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Ở những phụ nữ có dùng thuốc nội tiết tránh thai có ra máu âm đạo được định nghĩa chảy máu không định trước, tính trong khoảng 90 ngày từ ngày bắt đầu sử dụng nội tiết tránh thai.

Ra máu bất thường âm đạo là một thuật ngữ nói lên tình trạng ra máu ngoài chu kỳ kinh bình thường của chị em phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Ở những phụ nữ có dùng thuốc nội tiết tránh thai có ra máu âm đạo được định nghĩa chảy máu không định trước, tính trong khoảng 90 ngày từ ngày bắt đầu sử dụng nội tiết tránh thai.

Tình trạng này bao gồm ra máu thường xuyên có trên 5 đợt ra máu, ra máu kéo dài có trên một đợt ra máu kéo dài 14 ngày và ra máu bất thường có từ 3 - 5 đợt ra máu xảy ra dưới 14 ngày.

Tại sao có sự ra máu bất thường?

Nội tiết tránh thai về cơ chế có vai trò ngăn cản không cho sự thụ thai xảy ra, bằng nhiều phương cách và tác động lên nhiều giai đoạn trong quá trình thụ thai. Với hai thành phần chính trong thuốc nội tiết tránh thai là estrogen và progesterone. Cụ thể chống sự rụng trứng, ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng, làm nội mạc tử cung không còn thích hợp cho sự làm tổ của trứng. Về mặt không mong muốn đối với nội tiết tránh thai là tăng cân, tăng chuyển hóa đường đạm, tắc nghẽn mạch do huyết khối, vì là thành phần steroid có làm thay đổi ít nhiều lên chức năng gan.

Xử trí ra máu bất thường ở âm đạo khi dùng nội tiết tránh thai 1Trước khi lựa chọn các biện pháp tránh thai dùng dạng nội tiết, nhất thiết phải được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Mặt khác, nhận thấy khi sử dụng có giảm sức bền mạch máu nông gây ra sự ra huyết, đáp ứng nội mạc đối với nồng độ estrogen và progesterone trong quá trình sử dụng kéo dài ảnh hưởng đến mô học nội mạc tử cung. Bên cạnh đó, một số bệnh lý tại cổ tử cung như: viêm cổ tử cung, góp phần vào tình trạng ra máu âm đạo những dấu hiệu này đôi lúc người phụ nữ hay bỏ qua vì các dấu hiệu trên thực tế không thấy xuất hiện mà chỉ có dấu hiệu ra huyết trắng trước khi dùng nội tiết.

Các kiểu ra máu âm đạo khi sử dụng nội tiết tránh thai

Các loại viên thuốc tránh thai kết hợp, dưới dạng viên, dạng dán: kiểu ra máu không đều, khoảng 20%, xảy ra trong 3 tháng đầu, sang tháng thứ tư trở đi ra máu ổn định trong chu kỳ kinh mà không có sự ra máu bất thường. Đối viên thuốc chỉ chứa progesterone dạng uống, có 1/3 số phụ nữ có sự thay đổi chu kỳ kinh, trong đó chiếm 10%, có ra máu thường xuyên ngoài chu kỳ. Đôi khi sự ra máu không ổn định theo chu kỳ kinh. Đối với loại thuốc tiêm và thuốc dạng que cấy chỉ chứa progesterone thường có rối loạn ra máu, trong đó khoảng 35% có hiện tượng vô kinh. Sau 6 tháng sử dụng, có khoảng 15% ra máu kéo dài hơn chu kỳ kinh.

Cách kiểm soát

Đối với viên thuốc ngừa thai kết hợp tiếp tục uống trong 3 tháng: với những loại viên ngừa thai chỉ có progesterone vẫn có thể dùng, không nhất thiết phải hỗ trợ việc dùng kèm với một loại thuốc khác để cải thiện việc ra máu, lợi ích dùng để tránh thai vẫn mang lại nhiều hiệu quả hơn là nguy cơ. Riêng thuốc ngừa thai dạng que cấy hay dạng tiêm, vẫn sử dụng có thể kết hợp Mefenamid acid 500mg uống liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, một khi có sự ra máu kéo dài, hoặc ra máu nhiều. Chú ý dùng Mefenamid acid, không dùng cho người nhạy cảm với thuốc hoặc loét dạ dày.

Các chọn lựa điều trị ra máu bất thường ở phụ nữ sử dụng que cấy: chỉ định lấy que cấy ra một khi: người sử dụng yêu cầu, ra máu kéo dài khi điều trị nội khoa thất bại, ra máu nhiều và cách điều trị hỗ trợ can thiệp không hiệu quả.

Khi phụ nữ sử dụng nội tiết tránh thai, có hiện tượng ra máu ngoài chu kỳ kinh hoặc mỗi chu kỳ kinh xảy ra, lượng ra máu nhiều hơn, cần thiết đi khám phụ khoa và có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Chọn lựa điều trị ra máu bất thường mà có sử dụng biện pháp tránh thai chỉ có progesterone cần thêm các dấu hiệu chứng cứ để có lựa chọn điều trị hiệu quả. Trước khi lựa chọn các biện pháp tránh thai dùng dạng nội tiết, nhất thiết phải được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về kiểu ra máu được mong đợi.

  BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN


Ý kiến của bạn