Hà Nội

Xử trí khi bị xuất huyết dưới kết mạc

04-08-2021 08:27 | Y học 360

SKĐS - Do cấu trúc rất thanh mảnh, các mạch máu ở mắt đôi khi bị vỡ gây hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc. Xuất huyết dưới kết mạc thường không có triệu chứng báo trước. Bệnh nhân không cảm thấy đau đớn hay khó chịu.

xuất huyết dưới kết mạc

Hỏi: Tôi 37 tuổi, gần đây mỗi khi trở trời tôi lại bị ho. Tuy nhiên sau khi đỡ, mắt lại nổi những tia máu đỏ. Nhiều người nói tôi có thể bị xuất huyết dưới kết mạc. Xin quý báo cho biết nguyên nhân và cách xử trí.

Đức An (Quảng Ninh)

Trả lời:

Biển hiện của xuất huyết dưới kết mạc

Do cấu trúc rất thanh mảnh, các mạch máu ở mắt đôi khi bị vỡ gây hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc. Xuất huyết dưới kết mạc thường không có triệu chứng báo trước. Bệnh nhân không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. 

Nhiều người bị biết mình bị xuất huyết khi soi gương hoặc khi có người khác nói. Chỉ một số người thấy hơi vướng, cộm, nhói khẽ ở mắt bên xuất huyết.

Xử trí khi bị xuất huyết dưới kết mạc - Ảnh 2.

Biểu hiện của xuất huyết dưới kết mạc là vết đỏ tươi trong lòng trắng.

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất trong xuất huyết dưới kết mạc là vết đỏ tươi trong lòng trắng. Mặc dù hình thái có máu nhưng xuất huyết dưới kết mạc không gây thay đổi thị lực, không gây tiết dịch ở mắt hoặc đau mắt, chỉ cảm giác hơi cộm ở mắt. 

Nguyên nhân gây bệnh thường không rõ. Tuy nhiên một số hành động sau có thể gây vỡ mạch máu và gây xuất huyết dưới kết mạc như: Ho dữ dội, Hắt hơi mạnh; Mang vác nặng; Nôn...

Xử trí thế nào?

Khi bị xuất huyết dưới kết mạc bạn không nên day dụi mắt; chỉ nên chườm đá, nghỉ ngơi để vết xuất huyết khỏi lan rộng. Thông thường sau khoảng 10 – 14 ngày xuất huyết sẽ tan, mắt không còn đỏ nữa (tuy nhiên rất có thể xuất huyết sẽ quay lại cũng ở vị trí cũ nếu điều kiện thuận lợi được lặp lại).

Xuất huyết dưới kết mạc không có tiên căn chấn thương không cần điều trị, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo cho những trường hợp có kích thích nhẹ.

Nếu xuất huyết dưới kết mạc kèm theo với một trong các biểu hiện: Mắt đau nhức; Mắt nhìn mờ, nhìn đôi, khó nhìn; Có tiền sử tăng huyết áp; Xuất huyết kèm theo chấn thương vùng đầu mặt…, bạn cần đi khám ngay lập tức.

Xem thêm video được quan tâm:

“3 nhịn” bên trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng ở Hồ Chí Minh.


Đặt câu hỏi

Loading...

Xem tiếp
BS. Minh Châu
Ý kiến của bạn