Hạ thân nhiệt là khi đo nhiệt độ ở hậu môn thấp hơn 35o C; từ 35 - 34oC là hạ thân nhiệt nhẹ; 34 - 32oC là hạ thân nhiệt trung bình; 32 - 25oC là hạ thân nhiệt nặng; dưới 25oC là hạ thân nhiệt nguy kịch.
Ảnh minh họa (nguồn Internet) |
Hạ nhiệt nhẹ: trẻ rét run trừ ở trẻ sơ sinh không có triệu chứng này, da lạnh tái xanh tím, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, hạ huyết áp. Trẻ sơ sinh có thể bắt đầu có triệu chứng cứng bì.
Hạ thân nhiệt trung bình: da tím tái, đầu chi thâm tím, mạch yếu, trẻ ở tình trạng lờ đờ, huyết áp hạ, thở nhanh nông, tiểu ít, tim đập chậm. Trẻ sơ sinh bị cứng bì lan rộng.
Hạ nhiệt nặng và nguy kịch: da lạnh tái nhợt, các đầu chi tím, cứng cơ trừ trường hợp giảm nhiệt độ do nhiễm độc, do gây mê sâu thì cơ nhẽo. Rối loạn ý thức. Nếu nhiệt độ dưới 28oC thì hôn mê, đồng tử giãn, mất phản xạ ánh sáng. Nếu phản xạ gân xương còn, điện não đồ còn hoạt động thì còn khả năng hồi phục.
Rối loạn nhịp thở: thở chậm và nông. Có thể có cơn ngừng thở, nhịp tim chậm khi nhiệt độ dưới 34oC.
Xử trí:
- Sưởi ấm: sưởi ấm ngoài bằng nệm chứa nước ấm, chăn ấm, điều hòa nhiệt độ phòng chỉ cho ấm từ từ.
- Trường hợp nặng: hô hấp nhân tạo bằng cách đặt nội khí quản khi có giảm thông khí nặng và rối loạn ý thức. Truyền dịch bicacbonat Na 42%o, dung dịch điện giải, máu, plasma tùy theo bệnh chính gây hạ thân nhiệt, tình trạng tim mạch cần truyền dịch từ từ, thận trọng. Hút dạ dày và đặt ống thông hậu môn để chống liệt ruột cơ năng. Không dùng thuốc co mạch vì làm cản trở ngoại biên dễ gây phù phổi.