Hà Nội

Xử trí cấp cứu trẻ bị bạo hành gia đình và hiếp dâm

29-05-2018 09:04 | Đời sống
google news

SKĐS - Bạo hành thể chất trẻ em là một hiện tượng phức tạp do sự kết hợp của các yếu tố cá nhân, gia đình và xã hội. Trong một số trường hợp, có thể được thực hiện bởi người chăm sóc những trẻ em có vấn đề về thể chất, tâm thần, hoặc hành vi. Một số yếu tố khác gây ra bạo hành thể chất ở trẻ em như: kinh tế xã hội, nghèo nàn, thất nghiệp, căng thẳng của cha mẹ, trầm cảm, lạm dụng chất kích thích, rối loạn nhân cách, nhữngkỳ vọng không thực tế ở con cái, tình huống bùng nổ, xung đột gia đình, những vấn đề cấp tính của hoàn cảnh, môi trường…

Bạo hành thể chất trẻ em là một hiện tượng phức tạp do sự kết hợp của các yếu tố cá nhân, gia đình và xã hội. Trong một số trường hợp, có thể được thực hiện bởi người chăm sóc những trẻ em có vấn đề về thể chất, tâm thần, hoặc hành vi. Một số yếu tố khác gây ra bạo hành thể chất ở trẻ em như: kinh tế xã hội, nghèo nàn, thất nghiệp, căng thẳng của cha mẹ, trầm cảm, lạm dụng chất kích thích, rối loạn nhân cách, nhữngkỳ vọng không thực tế ở con cái, tình huống bùng nổ, xung đột gia đình,  những vấn đề cấp tính của hoàn cảnh, môi trường…

Có 3 loại bạo hành trẻ em: bỏ rơi, bạo hành thể chất và lạm dụng tình dục

Bỏ rơi: bỏ rơi là khi những nhu cầu sống cơ bản của trẻ không được đáp ứng, bao gồm đầy đủ dinh dưỡng, quần áo, điều kiện sống thích hợp và an toàn, nuôi dưỡng tình cảm, giáo dục phù hợp với lứa tuổi, chăm sóc y tế và răng miệng.

Bạo hành thể chất: những yếu tố nguy cơ của bạo hành thể chất bao gồm sự thiếu hiểu biết của cha mẹ liên quan đến những khả năng phát triển của trẻ đối với những cặp cha mẹ trẻ, bạo lực trong gia đình, và mức độ cao của gia đình căng thẳng tâm lý xã hội. Sinh non hoặc có khuyết tật đã được nghĩ tới việc dẫn đến tăng nguy cơ chấn thương cơ thể, tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đặt dấu hỏi về những nghiên cứu này. Con của những người mẹ tuổi vị thành niên có nguy cơ tương đối cao cho tất cả những dạng bạo hành thể chất.

Lạm dụng tình dục: lạm dụng tình dục có thể bao gồm tiếp xúc với cơ quan sinh dục, hậu môn hay miệng hoặc có thể dưới hình thức phô dâm, hoặc nội dung khiêu dâm. Thủ phạm thường là biết đứa trẻ. Mặc dù loạn luân là hình thức phổ biến nhất của tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em, nó thường bị thầy thuốc bỏ qua hoặc không nhận ra được. Loạn luân thường xảy ra giữa cha đẻ hoặc cha dượng và con gái hoặc con gái riêng nhưng nó có thể xảy ra giữa cha và con trai cũng như mẹ và con trai hoặc các thành viên trong gia đình, người giữ trẻ, giáo viên, người huấn luyện...

Dấu hiệu của bạo hành bao gồm

Chấn thương sọ não hoặc tổn thương hệ thần kinh trung ương, những triệu chứng tổn thương ở nhiều vị trí như thân người, phần trên cánh tay, phần trên cẳng chân, cổ, mặt, Vết bầm hoặc sưng nề giống hình ảnh của vết thương do các tai nạn như ngã, bị đánh….

Trầy da hoặc bầm tím ở âm hộ, dương vật, hậu môn, hoặc mặt trong đùi, rách màng trinh, bất thường ở hậu môn trực tràng, bệnh lây qua đường tình dục, thai nghén,đau bụng mạn tính hoặc đau vùng hậu môn,nhiễm khuẩn đường tiết niệu  là những dấu hiệu cho thấy bị lạm dụng tình dục.

Những biểu hiện của trẻ bị bạo hành thể chất có thể gồm:Trầm cảm hoặc xu hướng tự sát, lo âu, đái dầm, rối loạn giấc ngủ, ngại giao tiếp, hành vi gây hấn, học tập giảm sút, không tin yêu người khác, thiếu tự tin, sợ hãi gia nhập một mối quan hệ mới, lo lắng, buồn rầu hoặc triệu chứng thất bại với bạn bè và gia đình, lạm dụng thuốc ngủ và rượu, mất ngủ hoặc ác mộng, mảng hồi tưởng.

Lời khuyên của thầy thuốc:

Thông thường phản ứng của trẻ và thanh thiếu niên là căng thẳng, lo âu. Tiếp xúc với  trẻ một cách tôn trọng và không dọa nạt. Sử dụng những câu hỏi đóng, mở không chỉ trích, ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu;

Một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên bị bạo hành thể chất hay lạm dụng tình dục có thể dẫn đến phát triển thành rối loạn stress sau sang chấn.

Nguy cơ phát triển thành rối loạn stress sau sang chấnliên quan đến mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Sau chấn thương tâm lý trẻ có thể cho thấy hành vi bị kích động hoặc lú lấn như sợ hãi, tức giận, buồn bã, chán nản, thậm chí phát triển thành  tê liệt cảm xúc. Nếu có thể cần thay đổi môi trường sống, tránh tình huống hoặc nơi gợi nhớ cho chúng về sự kiện chấn thương.

Cách tốt nhất là phòng ngừa các chấn thương. Tuy nhiện, sau khi chấn thương đã xảy ra, cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa can thiệp sớm là cần thiếtgiúp trẻ phục hồi không có di chứng. Hỗ trợ từ cha mẹ, trường học và chăm sóc là rất quan trọng.


PGS.TS. Minh Đức
Ý kiến của bạn