Lại tiếp tục có 5 Công ty vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng bị Cục An toàn thực phẩm xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 80 triệu đồng
Theo Thanh tra Cục An toàn thực phẩm, TS Nguyễn Thanh Phong- Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế đã kỹ quyết định 5 công ty vi phạm từ ngày 16-20/3/2015. Đó là các công ty:
- Công ty Cổ phần sản xuất thương mại An Khánh Thịnh (số 02 Nguyễn Hoàng, phường An Phú, Quận 2, Tp Hồ Chí Minh) quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Facia trên mộ số trang thông tin điện tử khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
- Công ty TNHH Grow Green AZ (số 8, Ngách 78, ngõ Giáp Bát, phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội) quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Tinh lá sen tươi OB trên một số trang thông tin điện tử khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
- Công ty TNHH Viện dinh dưỡng Cộng Đồng (số 171/39/70 đường Đình Thôn, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Tỏa Dương, Neuroboos, Elute 500 và Hovennis-D2 trên trang thông tin điện tử khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
- Công ty Cổ phần Nam Dược (Lô A7/D21, Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội) thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Viên khớp Bách xà trên trang thông tin điện tử có nội dung quảng cáo không đúng với nội dung đăng ký, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
- Công ty TNHH AZN Việt Nam, (81/61 Hồ Văn Huê, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp HCM) quảng cáo 05 sản phẩm thực phẩm chức năng Super Royal Collagen #63.2; Superme Royal Jelly #63.1; Super Royal Collagel # 63; Super White #64 và Panadrin #151.1 trên trang thông tin điện tử khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc tại một cơ sở vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng ở Tp Hồ Chí Minh
Cũng liên quan đến việc xử phạt vi phạm về quảng cáo thực phẩm, trước đó, trong tuần từ ngày 9-13/3, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng đã ký quyết định xử phạt 5 doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong lquảng cáo thực phẩm nói chung, thực phẩm chức năng nói riêng là:
-Công ty Cổ phần Dược Hadico ( Lô 4, nhà B3 Khu đô thị Định Công, quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội) đã quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Viên nang O’Hara trên website http://hadico.vn khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
-Công ty TNHH Fansi ( Số 41 ngách 260/6 phố Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Tp Hà Nội) đã quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Pro-MomTM trên website http://promomnewzealandwordpress.com với nội dung quảng cáo không đúng với nội dung đăng ký, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
-Công ty Cổ phần Eulab Holding ( Số 1 tầng 16 tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Viên ngậm Clarosan trên website http://clarosan.com.vn khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
-Công ty cổ phần Dược Đại Xuân (Số 137 Trần Hữu Tước, xã Mỹ Xá, Tp Nam Định, tỉnh Nam Định) quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng An vị thảo Đại Xuân trên website http://daixuanpharma.com khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
-Công ty TNHH Chế biến Dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam (VNFood) (Số 439 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội) quảng cáo thực phẩm chức năng Dầu gấc viên nang Vinaga trên Tạp chí khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
Ngoài xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các cơ sở vi pham trên dừng ngay hành vi vi phạm; tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định; đồng thời hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm
Như vậy, chỉ trong gần 2 tuần qua, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt 10 doanh nghiệp vi phạm về quảng cáo thực phẩm nói chung, thực phẩm chức năng nói riêng với tổng số tiền 155 triệu đồng.
Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, tới đây Cục sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm nói chung, thực phẩm chức năng nói riêng và công bố công khai để người dân và các cơ quan quản lý cùng biết.
"Có hai trường hợp vi phạm mà các công ty dảnh xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng thường hay mắc phải. Một là quảng cáo sản phẩm không được cơ quan y tế xác nhận về mặt thẩm định nội dung. Thứ hai là quảng cáo sản phẩm không đúng với nội dung mà cơ quan y tế thẩm định. Ví dụ, một sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng, khi Cục An toàn thực phầm xác nhận thẩm định công dụng như đã công bố, thế nhưng khi quảng cáo thực tế thì lại được thêm hàng loạt công dụng khác, giống như thần dược . Đó là sai quy định và đương nhiên sẽ bị xử phạt".
Ông Nguyễn Thanh Phong- Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm
Thái Bình