Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ tại sao những vết thương hở có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, những dấu hiệu của nhiễm khuẩn vết thương và quy trình xử lý, chăm sóc vết thương hở ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Vết thương hở là gì? Và tại sao vết thương hở lại dễ bị nhiễm khuẩn?
Vết thương hở là những vết thương ngoài da, xuất hiện những vết rách sâu hoặc để lộ nền vết thương. Vết thương hở xuất phát từ những tai nạn hoặc bất cẩn trong sinh hoạt, lao động như bỏng, tai nạn giao thông, chơi thể thao…
Vì lúc này da đã mất đi, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập vết thương. Nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn vết thương.
Trong lao động hay sinh hoạt thường ngày, việc xây xát dẫn đến các vết thương hở là điều khó tránh khỏi (Ảnh minh họa).
Dấu hiệu nhiễm khuẩn vết thương hở
Khi vết thương hở nhiễm khuẩn, nó có thể xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu dưới đây:
Vết thương bị sưng đỏ và xuất hiện tình trạng đau nhức: Trong thời gian đầu bị thương, vết thương sẽ bị sưng đỏ. Nhưng nếu tình trạng sưng đỏ tiếp tục kéo dài, kèm thêm cảm giác đau nhức, đó là dấu hiệu của nhiễm khuẩn vết thương.
Vết thương tiết dịch hoặc có mùi khó chịu: Khi bị nhiễm khuẩn, vết thương sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng tiết dịch nhiều, ngoài ra vết thương cũng có mùi hôi khó chịu.
Cơ thể mệt mỏi, có thể sốt: Dựa theo tình trạng nặng hoặc nhẹ của vết thương, cơ thể có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc sốt cao.
Ngoài những triệu chứng trên, vết thương nhiễm khuẩn cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như chảy máu, mảng hoại tử có màu vàng…
Lưu ý, khi những dấu hiệu trên xuất hiện, hãy chủ động tìm đến nhân viên y tế để được hỗ trợ tốt nhất.
Các bước xử lý và chăm sóc vết thương hở để chủ động ngăn ngừa nhiễm khuẩn
Vì nhiễm khuẩn vết thương mang lại nhiều gánh nặng về sức khỏe, thời gian và chi phí, việc chủ động ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương là hoàn toàn cần thiết. Trong đó, xử lý vết thương hở đúng cách là bước đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương và rút ngắn thời gian lành thương.
Cần xử lý vết thương đúng cách để tránh tình trạng nhiễm khuẩn vết thương (Ảnh minh họa).
Trước khi tiến hành xử lý vết thương, đừng quên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Điều này nhằm hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm khuẩn vết thương. Nếu đang trong điều kiện có thể, hãy sử dụng găng tay y tế để tăng sự an toàn.
Tiếp theo, tiến hành rửa vết thương bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn nhằm loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn nếu có. Sau đó, dùng gạc hoặc bông gòn lau nền vết thương nhẹ nhàng.
Lưu ý, nếu vết thương bị các dị vật đâm sâu vào da, xương thì tuyệt đối không rút ra hoặc tác động lên chúng. Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để nhờ sự can thiệp, giúp đỡ của nhân viên y tế.
Sau khi rửa, bắt đầu băng bó vết thương bằng băng gạc y tế để bảo vệ vết thương và hạn chế nhiễm khuẩn. Hiện nay đã có những dòng băng gạc y tế cải tiến giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn, thúc đẩy lành thương, hạn chế để lại sẹo. Đến từ thương hiệu hàng đầu của Pháp, băng gạc UrgoTul Ag/Silver giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương, làm sạch vết thương, đồng thời không gây đau trong quá trình thay băng, cũng như giúp vết thương lành nhanh chóng.
Băng gạc cải tiến trong giai đoạn viêm UrgoTul Ag/Silver giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn vết thương, làm sạch bề mặt vết thương và thúc đẩy quá trình lành thương hiệu quả (Ảnh minh họa.)