Xử lý nghiêm đối tượng hành hạ, xâm hại trẻ em

30-12-2021 21:51 | Thời sự

SKĐS - Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu Bộ Công an, UBND TP.HCM tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý nghiêm các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm.

Cục trưởng Cục Trẻ em lên tiếng về vụ bé 8 tuổi bị bạo hành Cục trưởng Cục Trẻ em lên tiếng về vụ bé 8 tuổi bị bạo hành

SKĐS - Theo Cục Trẻ em, nếu có vụ việc liên quan đến xâm hại hay bạo hành trẻ em, cách đơn giản nhất là người dân chỉ cần gọi điện cho tổng đài quốc gia 111, lập tức cơ quan này sẽ triển khai các biện pháp cần thiết để ngăn chặn hành vi dẫn đến nguy hại cho tính mạng và sức khỏe của trẻ em.

Ngày 30/12, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh về xử lý hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em.

Văn bản nêu rõ, những ngày qua, các phương tiện thông tin, truyền thông đăng nhiều tin, bài phản ánh vụ việc cháu bé 8 tuổi, trú tại Phường 22 (quận Bình Thạnh, TPHCM) bị hành hạ dẫn đến tử vong, gây bức xúc dư luận; Công an quận Bình Thạnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giữ đối tượng có liên quan.

Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực  Phạm Bình Minh yêu cầu Bộ Công an, UBND TPHCM tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý nghiêm các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm.

Xử lý nghiêm đối tượng hành hạ, xâm hại trẻ em - Ảnh 2.

Tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.

Các Bộ: Công an, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động-Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị: số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, số 08/CT-TTg ngày 4/2/2020 đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình, số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình, bạo lực học đường..; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ hoặc không xử lý các vụ hành hạ, xâm hại trẻ em.

Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao chỉ đạo tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; xử lý nghiêm minh các vụ án có liên quan đến hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật để răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn xã hội lên án mạnh mẽ, kịp thời phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác các hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em; tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em.

Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình đề cao trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền trong công tác bảo vệ trẻ em.

Xem thêm video:

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn