Hà Nội

Xử lý khi bị ong đốt

18-07-2013 12:05 | Tin nóng y tế
google news

Tôi cho con về quê nghỉ hè, thấy có nhiều ong tìm hoa hút mật ở các loại cây cối, nhất là cây muồng trồng ven đường. Tôi lo lắng sợ con đi chơi có thể bị ong đốt. Xin bác sĩ cho biết cách phòng tránh và xử lý ong đốt như thế nào?

Tôi cho con về quê nghỉ hè, thấy có nhiều ong tìm hoa hút mật ở các loại  cây cối, nhất là cây muồng trồng ven đường. Tôi lo lắng sợ con đi chơi có thể bị ong đốt. Xin bác sĩ cho biết cách phòng tránh và xử lý ong đốt như thế nào?

Nguyễn Thị Hồng (hong782@gmail.com)

Một người bị ong đốt, nếu nặng sẽ bị sốc phản vệ, không phụ thuộc số lượng ong đốt, với biểu hiện: lúc đầu là ngứa mắt, đỏ mắt, nổi mề đay toàn thân... Các triệu chứng nặng lên rất nhanh: bó ngực, co thắt hầu họng, thở rít, khó thở, da tím tái, đau bụng, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, rét run và sốt, tiếng rít thanh quản, hôn mê, đại tiểu tiện không tự chủ, đờm có bọt máu, suy hô hấp, truỵ tim mạch rồi tử vong.

Trường hợp bị trên 10 con ong đốt có các triệu chứng: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, sợ ánh sáng và ngất, sốt, ngủ gà, co cứng cơ tự nhiên, nổi mề  đay. Các triệu chứng này thường biến mất sau 48 giờ, nhưng có thể bị hoại tử gan; suy thận, tiêu cơ vân... Nếu bị 1 con ong đốt, nhẹ thì thường bị đau nhức, sưng phù tại vết đốt. Xử lý cấp cứu: giảm nọc độc bằng cách dùng kẹp gắp ngòi ong còn lại trên da nạn nhân, băng ép chi bị đốt, nới 30 giây sau mỗi 3 - 5 phút. Không bóp nặn vết đốt vì dễ làm tổn thương nặng thêm. Sát khuẩn vết đốt bằng cồn iod, ôxy già... Cho nạn nhân uống thuốc kháng histamin, bôi mỡ kháng histamin, corticoid tại vết đốt. Chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện.

Phòng ong đốt bằng cách khuyên trẻ em không nên chọc phá tổ ong...                  

BS. Nguyễn Bằng Việt


Ý kiến của bạn