Hà Nội

Xông hơi trị viêm xoang

01-08-2013 08:28 | Y học cổ truyền
google news

Viêm mũi xoang là hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi do viêm nhiễm hay mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Theo các bác sĩ, “thuốc” tốt nhất cho bệnh nhân viêm xoang là nước.

Viêm mũi xoang là hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi do viêm nhiễm hay mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Theo các bác sĩ, “thuốc” tốt nhất cho bệnh nhân viêm xoang là nước. Khi thiếu nước, niêm mạc tại các xoang sẽ bị khô, đờm nhớt khó thải vì cứng lại. Đó là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm phát triển và gây viêm. Trong đợt điều trị cấp tính, cần kết hợp các phương pháp của Đông và Tây y. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin được giới thiệu với bạn đọc một phương pháp xông hơi trị viêm mũi xoang để bạn đọc tham khảo.

Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc) và dược liệu là cây giao, còn gọi cây xương cá.

Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 – 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 50cm chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn sao vừa vào mũi để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ nóng chảy! Mở nắp ấm, đổ vào cỡ một chén nước.

Xông hơi trị viêm xoang 1Cây giao là dược liệu dùng để xông hơi trị viêm xoang.

Đếm cỡ 10 - 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm.

Đặt ấm lên bếp. Nếu có bếp gas thì làm tiếp như sau: Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên. Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ (các loại bếp khác cũng phải tìm cách bớt lửa để xông được lâu và không quá nóng). Kế tiếp, lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông có thể chỉ là 15 - 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 - 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. Khi hâm lại, dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.

Lưu ý, nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. Vì hơi xông ra rất nóng nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông 1 cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh chạm trực tiếp mũi vào ống xông do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non. Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên. Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp.

Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài. Như vậy nếu bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 2 - 3 hoặc 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu (5 - 7 ngày) mà vẫn không có chút kết quả gì thì rất có thể là không “chịu thuốc” nên ngưng xông.

Chú ý: Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn người lớn. Tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên.

Khi đã tắt bếp, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi; Không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ đang có thai; nên xông 2 hôm đầu mỗi lần 20 phút. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5, mỗi lần xông 25 phút. Sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến khỏi bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn. Đặc biệt lưu ý, ống xông phải dài được 5 tấc (50cm) hoặc hơn chút ít.

Diễn biến khi xông cần biết

Tùy theo bệnh trạng mà diễn biến của quá trình điều trị có thể khác nhau như có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ êm dần cho đến khi hết bệnh. Có 1 số người bị viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu. Nhưng chừng 2 - 3 hôm sau đó sẽ dịu dần và xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh.

BS. Hoàng Xuân Đại


Ý kiến của bạn