Xóa nhăn da - cách gì?

20-03-2011 09:04 | Khỏe - Đẹp
google news

Nhờ những tiến bộ của y học, nhiều phương pháp xóa nhăn da lần lượt ra đời, tuy nhiên chưa có phương pháp nào được cho là thật hoàn hảo.

Ở điều kiện sinh lý bình thường, khi càng lớn tuổi, nếp nhăn trên da xuất hiện ngày càng nhiều. Các nếp nhăn hình thành theo tuổi tác là do cấu trúc lớp của collagen, một loại protein cấu trúc chính của da và elastin, protein tạo nên sự đàn hồi cho da. Cả hai yếu tố trên đều bị suy giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó, da còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác, nhiều nhất phải kể đến những tổn thương do ánh nắng mặt trời mang lại, kết hợp với tình trạng ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá, stress… từ đó làm cho các cấu trúc tạo nên sự săn chắc của da bị tổn thương, hình thành các nếp nhăn ở da, đặc biệt là nếp nhăn ở giữa hai chân mày – còn gọi là nếp nhăn cau mày, nếp nhăn ở hai bên đuôi mắt (vết chân chim), nếp nhăn trán, nếp nhăn da ở cổ…

Trong các phương pháp xóa nhăn da được ứng dụng nhiều, căng da mặt bằng phẫu thuật là một phẫu thuật lớn được thực hiện ở tuyến bệnh viện, đem lại kết quả làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây tổn thương dây thần kinh vận động và cảm giác vùng phẫu thuật, sau mổ người bệnh có thể đau và cảm giác khó chịu kéo dài. Siêu mài mòn là phương pháp dùng các tinh thể aluminum oxide, hoặc sodium chlorite để bào lớp bề mặt của da. Ngoài ra còn có các phương pháp: bơm chất làm đầy như Perlane, Restylane…, bơm vào dưới lớp bề mặt của da; lột da bằng hóa chất; dùng laser tái tạo bề mặt da; tiêm trực tiếp dưới da vùng da nhăn…

Xóa nhăn da, Làm đẹp, xoa nhan, xoa nhan vung mat, xoa nhan mat, chống nhăn da, chong nhan vung mat, chống nhăn mắt
Nếp nhăn da là tiến trình lão hóa bình thường theo thời gian.

Ở các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, người ta ứng dụng nhiều phương pháp xóa nhăn da bằng nội khoa, tức là chỉ dùng thuốc mà không cần đến phẫu thuật. Kết quả là các vùng da có nếp nhăn trở nên căng ra, trơn láng và mềm mại hơn. Phương pháp này được ứng dụng để xóa các nếp nhăn vùng trán, giữa hai cung mày, vùng đuôi mắt, mũi, cằm, cổ, điều trị đổ mồ hôi tay và nách. Không dùng trong các trường hợp có cơ địa dị ứng với thuốc, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người bị bệnh nhược cơ, người có lớp mỡ dày ở vùng mắt, da thừa nhiều… và sử dụng không hiệu quả đối với các nếp nhăn có rãnh sâu do co rút cơ. Nhưng bất lợi của phương pháp này là có thể gây trở ngại trong biểu lộ tình cảm trên nét mặt như khi vui, buồn, lo lắng giận dữ khi ta thường nhăn mày, nhíu trán, tức là tạo ra nếp nhăn cảm xúc; có thể gây trở ngại trong công việc của diễn viên, ca sĩ… vì khả năng diễn xuất, biểu lộ tình cảm của họ sẽ giảm đi sau dùng thuốc.

Nếp nhăn da là tiến trình lão hóa bình thường theo thời gian, dễ nhận biết, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng tác động đáng kể đến tâm lý, để lại sự lo lắng, thiếu tự tin, đặc biệt là với phụ nữ. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị nào là hoàn hảo, cho nên, việc phòng ngừa là rất quan trọng, bằng cách chống nắng để bảo vệ da, áp dụng nhiều biện pháp chống lão hóa da, trong đó có chế độ dinh dưỡng, lao động, nghỉ ngơi hợp lý. Tuyệt đối không bôi bất kỳ thuốc gì lên da mặt khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Xu hướng điều trị hiện nay là chọn phương pháp nội khoa để xóa các nếp nhăn làm trẻ hóa gương mặt, là phương pháp không dùng đến phẫu thuật, đạt hiệu quả nhanh nhất, ít gây đau và ít gây biến chứng nhất.

(Theo Thế giới mới)

Ý kiến của bạn